Nghiên cứu về người giàu, các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng: Giàu chưa chắc đã hạnh phúc, nhưng nghèo chắc chắn sẽ rất buồn

26/09/2017 15:59 PM | Sống

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng “người nghèo cảm thấy buồn nhiều hơn người giàu bởi thu nhập làm tăng thêm nỗi buồn của họ, bất kể công việc của họ là gì”.

Một nghiên cứu gần đây của tổ chức Oxfam về tình trạng bất bình đẳng trên thế giới tăng cao nếu như khoảng cách giàu nghèo vẫn giữ như hiện nay, khi mà 1% giới siêu giàu trên thế giới nắm giữ tài sản lớn hơn 99% còn lại. Các tính toán của Oxfam về tài sản của những người may mắn nhất thế giới dựa trên danh sách tỷ phú hàng năm của Forbes, cho thấy rất nhiều tỷ phú là người Mỹ, chiếm đến 8 trong 10 người giàu nhất.

Đa số những người còn lại trong chúng ta luôn mơ ước được gia nhập công ty của các tỷ phú. Và nếu truyền hình thực tế là có thật, có lẽ chúng ta đã thực hiện được giấc mơ. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu tiền bạc và của cải có thực sự mang đến hạnh phúc cho người giàu hay không?

Một nghiên cứu mới được xuất bản của Tạp chí Khoa Học và Tâm Lý Xã Hội do các học giả đến từ Trường Đại học bang Michigan và Đại học British Columbia tiến hành, kết luận rằng tiền không thực sự mang lại hạnh phúc nhưng thiếu tiền sẽ làm cho chúng ta buồn hơn rất nhiều.

Nghiên cứu một ngày bình thường trong cuộc sống của nhiều người thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng “không có dấu vết của mối quan hệ giữa thu nhập và mức độ hạnh phúc”. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng đồng thời phát hiện ra rằng sự giàu có có thể làm giảm mức độ hưởng thụ những điều tích cực trong cuộc sống của con người, đặc biệt người có thu nhập cao thường không hạnh phúc.

Nói cách khác, sự phong phú và đầy đủ về kinh nghiệm và tài sản có sẵn đối với người giàu làm cho cuộc sống thường ngày của họ trở nên buồn tẻ, chán ngắt. Vì thế rất nhiều người mơ ước sâm panh và trứng cá muối.

Mặc dù người giàu không thực sự nhận được hạnh phúc tương xứng với thu nhập nhưng người nghèo lại đang phải chịu đựng đau khổ nhiều hơn. Họ bị kiểm soát bởi các hoạt động hàng ngày, từ đi làm, giao tiếp xã hội đến nói chuyện điện thoại. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng “người nghèo cảm thấy buồn nhiều hơn người giàu bởi thu nhập làm tăng thêm nỗi buồn của họ, bất kể công việc của họ là gì”.

Tất nhiên, sự khác biệt trong các hoạt động không giải thích được khoảng cách nỗi buồn và người nghèo không bị đánh giá bằng nỗi khốn khổ của những người có thu nhập thấp. Ở đây các nhà nghiên cứu còn đề cập đến yếu tố áp lực: Người nghèo chịu áp lực lớn hơn người giàu. Họ kết luận rằng những gánh nặng về tâm lý của sự nghèo đói không đủ để giải thích cho những nỗi buồn lớn hơn mà người nghèo đang phải chịu đựng.

Có rất nhiều lý do để người nghèo buồn hơn người giàu. Các tác giả nghiên cứu chỉ ra rằng “trong điều kiện kiểm soát nhận thức liên quan tới cảm giác buồn ít hơn nhưng lại không hạnh phúc hơn… mối liên hệ giữa sự giàu có và cảm giác được kiểm soát ít nhất có thể giải thích một phần lý do tại sao người giàu cảm thấy nỗi buồn ít hơn nhưng cũng chưa chắc họ đã hạnh phúc hơn”.

Và còn nhiều điều hơn thế nữa!

Trong tài liệu nghiên cứu xã hội học của Jonathan Cobb và Richard Sennett mang tên The Hidden Injuries of Class (Tạm dịch: Những vết thương giấu kín của các tầng lớp), hai vị tác giả đã ghi lại một loạt các cuộc phỏng vấn với những công nhân nghèo nhằm khám phá nỗi đau của sự nghèo đói.

Mặc dù mọi sự so sánh đều là không công bằng hoặc không cần thiết nhưng vẫn có những kết luận cần được rút ra. Khi nói đến chính bản thân mình, cảm giác đau khổ và thất bại vẫn “đeo đuổi” người nghèo trong các hoạt động hàng ngày của họ.

“Đó là sự tổn thương mà tầng lớp lao động nghèo khố đang phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Đó cũng là mối liên hệ lộn xộn về tự do và nhân phẩm bị phủ nhận vô cùng phức tạp kèm theo sự oán giận. Người nghèo luôn muốn thốt lên rằng: Cả thế giới đang làm gì với tôi thế này?”.

Suy cho cùng, khoảng cách giàu nghèo luôn là điều hiện hữu trong bất cứ xã hội nào và không ai có thể xóa bỏ triệt để khoảng cách đó. Tuy nhiên, thay vì ghen tỵ với những thứ vật chất dồi dào mà người giàu đang sở hữu, người nghèo nên sẵn sàng đối mặt với những thất bại của mình – dù là thực tế hay tưởng tượng, công bằng hay không công bằng.

Và cũng không có gì ngạc nhiên khi tầng lớp lao động thu nhập thấp luôn cảm thấy buồn hơn trong mọi hoạt động của cuộc sống hàng ngày so với người giàu. Lý do rất đơn giản: Giàu chưa chắc đã hạnh phúc, nhưng nghèo chắc chắn sẽ rất buồn!

Nhật Minh

Cùng chuyên mục
XEM