Nghiên cứu thị trường: yếu tố sống còn trong kinh doanh

21/12/2020 08:00 AM | Kinh doanh

Những năm gần đây, nghiên cứu thị trường chứng minh được sức nặng của mình, trở thành một bước tất yếu trong kinh doanh không chỉ đối với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn mà kể cả các hộ kinh doanh cá thể hoặc các công ty nhỏ.

Các hộ kinh doanh nhỏ lẻ cũng phải chuyển mình theo xu thế

Bắt đầu kinh doanh từ năm 2011, HilHeo Shop từng "làm mưa làm gió" với mặt hàng phụ kiện cho iPhone, iPad. Tận dụng mạng xã hội, HilHeo đã xây dựng được một nền tảng kinh doanh online rất vững mạnh. Nhưng tới thời điểm 2016, 2017, thị trường phụ kiện điện thoại trở nên bão hòa và nhu cầu của khách hàng có sự thay đổi lớn, cửa hàng này bắt đầu gặp khó khăn với mặt hàng chính của mình.

Khi đang chật vật với phụ kiện điện thoại, chủ cửa hàng thử bán một vài sản phẩm ăn vặt và bất ngờ được khách quen ủng hộ rất nhiệt tình. Phát hiện được mặt hàng mới tiềm năng lại sẵn có nền tảng online lâu năm, thương hiệu nổi tiếng nhờ phụ kiện điện thoại quyết định chuyển dần sang kinh doanh đồ ăn vặt và đặc sản vùng miền.

Nghiên cứu thị trường: yếu tố sống còn trong kinh doanh - Ảnh 1.

HilHeo shop hiện nay đã chuyển kinh doanh các sản phẩm ăn vặt và đặc sản vùng miền

Không may mắn như trường hợp nói trên, cửa hàng Food Taste ở quận Thanh Xuân liên tục gặp khó khăn vì kinh doanh không đúng mặt hàng. Xuất phát điểm của Food Taste là cửa hàng kinh doanh quần áo. Nhưng đáng nói, trong con phố nhỏ nơi Food Taste tọa lạc phải có cả chục đối thủ bán mặt hàng tương tự. Sản phẩm không đa dạng, không cập nhật xu hướng, mặt bằng không phù hợp, Food Taste nhanh chóng "chìm nghỉm".

Thêm nữa, thời gian gần đây việc kinh doanh online trở nên khó khăn hơn tại Việt Nam khi mạng xã hội Facebook – mảnh đất chủ lực cho các nhà bán khai thác đang thắt chặt các chính sách đối với các nhà quảng cáo. Trước đây việc nhà bán tự tạo "trend" cho một sản phẩm khá đơn giản. Chỉ cần "đốt" thật nhiều tiền vào quảng cáo, phủ khắp mạng xã hội với tần suất lặp đi lặp lại nhiều lần, cứ như vậy ắt sẽ "ra đơn". Nhưng giờ đây, khách hàng không còn dễ tính như vậy nữa bởi thị trường đã tràn ngập những nhà bán tốt xấu lẫn lộn, với đủ các hình thức quảng cáo trên Facebook và Youtube. Thêm nữa lại thêm các sàn thương mại điện tử lớn xuất hiện với chính sách bán hàng bảo vệ người mua khiến thị trường khó khăn lại càng thêm khó khăn hơn.

Cuối cùng chị Mai - chủ shop Food Taste đã quyết định chuyển sang kinh doanh đồ ăn và cụ thể là bún đậu mắm tôm. Nhưng kết quả trả lại cũng không chút khả quan. Chị Mai buồn bã cho biết: "Có sẵn mặt bằng của nhà nên chị mới nghĩ chuyện kinh doanh nhưng mấy năm rồi mà chả cái nào được việc. Không biết là do nhà khuất quá hay do mình không có số buôn bán. Khai trương quán bún đậu này hơn tháng trời rồi mà ế ẩm quá."

Tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường

Không có nền tảng vững chắc từ trước lại không dành thời gian để khảo sát thị trường mà chỉ suy nghĩ đơn giản là không bán cái này thì thử bán cái kia, Food Taste tiếp tục đi vào "vết xe đổ" của mình trước đó mặc đù đã thay đổi hoàn toàn sản phẩm kinh doanh. Việc shop Food Taste phải "nếm trái đắng" thực chất là điều khá dễ đoán. Còn những trường thành công như HilHeo tuy có nhưng không thực sự nhiều.

Nghiên cứu thị trường: yếu tố sống còn trong kinh doanh - Ảnh 2.

Định hướng của HilHeo shop là bán hàng qua các kênh online

Bởi lẽ không phải hộ buôn bán cá thể nào cũng biết cách xây dựng và phát triển kinh doanh online hay có một lượng khách quen ổn định lâu năm như HilHeo shop. Hiện nay, fanpage Facebook của thương hiệu này đã đạt được hơn 100 nghìn lượt thích còn tài khoản Instagram cũng gần chạm mốc 80 nghìn lượt theo dõi. Ngoài bán phụ kiện điện thoại và đồ ăn vặt, chủ cửa hàng còn linh hoạt kết hợp buôn bán thêm nhiều mặt hàng nhỏ lẻ khác nên còn được khách hàng ưu ái gọi là "siêu thị mini" vì cái gì cũng có.

Không thể phủ nhận, nghiên cứu thị trường là một bước vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Tại thị trường Việt Nam hiện nay, có không ít tên tuổi lớn trong ngành nghiên cứu thị trường như Nielsen, W&S, OCD, TITA…Nhưng khách hàng chủ lực của các công ty nghiên cứu thị trường này phần đa là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ kinh doanh cá thể, "nghiên cứu thị trường" là một thứ gì đó khá xa vời và đắt đỏ.

Nghiên cứu thị trường: yếu tố sống còn trong kinh doanh - Ảnh 3.

Nielsen là một tên tuổi lớn trong ngành nghiên cứu thị trường

Nhưng hiện nay, việc khảo sát, nghiên cứu thị trường đã được đơn giản hơn rất nhiều nhờ có các công cụ nghiên cứu dễ tiếp cận như Google Trends hay AhaMove Insights Tool..

Đặc điểm chung của các công cụ này đó là dễ thao tác, đa nhiệm, phù hợp với mọi đối tượng và quan trọng nhất là chi phí thực hiện thấp, thậm chí là miễn phí.

Nghiên cứu thị trường: yếu tố sống còn trong kinh doanh - Ảnh 4.

Google Trends là một trong những công cụ nghiên cứu dễ tiếp cận nhất hiện nay

Nhờ những công cụ này mà các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có cơ hội để tiếp cận với nghiên cứu thị trường không đòi hỏi quá chuyên môn. Đây là một bước cất thiết, gần như trở thành yếu tố "sống còn", giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro trong kinh doanh khi vừa có thể giúp các doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng kinh doanh hợp lý lại vừa có thể gợi ý địa điểm, mặt bằng phù hợp với nhu cầu và hình thức bán hàng của họ.

Ánh Dương

Cùng chuyên mục
XEM