Nghiên cứu tâm lý: Thích mặc quần đùi, đeo bốt cao có thể là triệu chứng của người mắc bệnh tâm thần!

15/04/2024 16:38 PM | Sống

Đây là căn bệnh tâm lý nguy hiểm mà nhiều người không biết mình đang bị mắc. Điều này xuất phát từ việc tôn sùng một bộ phận trên cơ thể quá mức.

Cơ thể và tâm trí con người có mối liên hệ phức tạp. Thân và tâm con người hỗ trợ lẫn nhau. Sức mạnh của tâm trí điều khiển cơ thể, và cơ thể phản ánh các hoạt động tinh thần của con người.

Những phản ứng khác nhau của chúng ta đối với cơ thể thực sự phản ánh những ám ảnh thầm kín sâu thẳm trong trái tim. Trong số đó, "tôn sùng" là một ví dụ về loại ám ảnh này. Cái gọi là "tôn sùng" ám chỉ sự ám ảnh quá mức đối với một bộ phận cụ thể của cơ thể.

Tâm lý những người "tôn sùng" bàn chân

Nhà tâm lý học xã hội Justin LaMiller đã đề cập trong cuốn sách của mình rằng bằng cách phân tích dữ liệu phỏng vấn mà ông thu thập được trong suốt cuộc đời, ông phát hiện cứ 7 người thì có khoảng 1 người bị ám ảnh về bàn chân. Những cá nhân có sở thích đặc biệt đối với một số bộ phận nhất định của cơ thể thường có thể có nguy cơ mắc bệnh tâm thần.

Các nghiên cứu còn tiết lộ thêm, những người "tôn sùng" cơ thể chiếm 33%, trong đó "tôn sùng" bàn chân chiếm 47%. Nghiên cứu của các nhà học thần kinh chỉ ra rằng nguyên nhân đằng sau hiện tượng này là: Vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát bàn chân và vùng chịu trách nhiệm về chức năng tình dục nằm ngay cạnh nhau. Một số trải nghiệm đặc biệt trong quá trình trưởng thành của cá nhân có thể dẫn đến trục trặc chức năng tinh vi giữa 2 vùng não này, dẫn đến sự nhầm lẫn trong nhận thức giới tính. 

Cuồng chân thường được kết nối với những kiểu tôn sùng khác liên quan đến sở thích về trang phục cụ thể như quần đùi, váy, bốt cao đến đùi hoặc tất dài.

Nghiên cứu tâm lý: Thích mặc quần đùi, đeo bốt cao có thể mắc bệnh tâm thần! - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Nói cách khác, việc ưa thích bàn chân không phải là bẩm sinh mà được hình thành một cách ngẫu nhiên do các yếu tố mắc phải.

Các nhà tâm lý học đã thực hiện 1 cuộc nghiên cứu với gần 200 người. Trong những cuộc trao đổi này, 89 người tham gia đã nhớ lại điểm khởi đầu của tình cảm đặc biệt của họ với đôi chân. Những ký ức này luôn liên quan đến những trải nghiệm thời thơ ấu và sự tương tác với cha mẹ: Một số người kể lại việc họ thường ngủ dưới chân cha mẹ hồi nhỏ; một số kể lại việc họ được yêu cầu xoa bóp hoặc hôn chân cha mẹ trong thời thơ ấu; một số nhớ lại cảnh cha mẹ chơi đùa với đôi chân của họ,...

Bản thân chủ nghĩa tôn sùng không phải là biểu hiện trực tiếp của chứng rối loạn tâm thần, mà trong bối cảnh đa văn hóa, sở thích này thường khó hiểu, bị hạn chế và thậm chí bị kỳ thị. Từ đó dẫn đến căng thẳng tâm lý liên tục của cá nhân, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Cốt lõi của vấn đề nằm ở sự hiểu sai về những sở thích như vậy. Việc thiếu hiểu biết đúng đắn về hiện tượng này đã dẫn đến tình trạng hiện nay. Trên thực tế, đó không chỉ là sự ưa thích một bộ phận cơ thể nào đó. Bất cứ ai rơi vào trạng thái bị ức chế quá mức trong thời gian dài đều có khả năng mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Nếu chúng ta có thể tiếp cận chứng nghiện đồ vật bằng thái độ cởi mở và chấp nhận thì có thể tránh được nhiều sự cố đáng tiếc.

Nghiên cứu tâm lý: Thích mặc quần đùi, đeo bốt cao có thể mắc bệnh tâm thần! - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tôn sùng chủ yếu xuất phát từ trải nghiệm của một cá nhân khi không thiết lập được mối liên hệ với mẹ trong thời thơ ấu và họ thay thế hình ảnh về mẹ bằng cách chạm vào một số bộ phận nhất định trên cơ thể.

Nhà Tâm lý học Alfred Adler tin rằng: "Khi mọi người đến với thế giới này, họ đều tìm kiếm một cầu nối để kết nối mình với thế giới bên ngoài. Cây cầu này thường là người mẹ. Đối với những đứa trẻ không tạo được mối liên hệ sâu sắc với mẹ, tương lai của trẻ dễ bị huỷ hoại".

Điều này là do một đứa trẻ không hình thành được mối liên kết bền chặt với mẹ sẽ tiếp tục có một thế giới nội tâm đang trên bờ vực sụp đổ với cảm giác bất an. Mặc dù nhìn từ bên ngoài, đứa trẻ vẫn trở thành người trưởng thành nhưng bất kỳ tác động tiêu cực nào đều có thể dẫn đến suy sụp tinh thần hoặc thậm chí là huỷ hoại bản thân.

Thông qua phân tích những người mắc chứng tôn sùng bàn chân, các nhà tâm lý thấy rằng hầu hết họ khẳng định giá trị bản thân thấp, thiếu tự tin và lòng tự trọng. Chỉ một số ít trong số họ có thể tìm ra lối thoát thông qua việc tự giáo dục và điều chỉnh lại nhận thức của mình.

Những người có ý thức tự nhận thức thấp này có xu hướng cảm thấy khó chịu khi họ càng bị kiểm soát và đánh giá thấp trong các mối quan hệ giữa các cá nhân. Điều này không có nghĩa là họ sinh ra đã có lòng tự trọng thấp, mà là ảnh hưởng in sâu của những trải nghiệm ban đầu đã dẫn đến mô hình tâm lý tương đối không lành mạnh này.

Theo Toutiao

Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM