Nghiên cứu khoa học gây sốc: Người giàu thường nói dối, lừa gạt, trộm cắp hơn?

06/12/2018 09:55 AM | WeLearn

Nghiên cứu đó cho thấy người giàu gian lận thuế nhiều hơn. Họ lừa dối người yêu nhiều hơn. Giàu có và được giáo dục tốt nhưng trộm vặt nhiều hơn.

Tiền là gì mà khiến người ta làm biết bao chuyện xấu?

Nó có vẻ là một câu hỏi công bằng vì tin tức bị chi phối bởi những hành vi sai trái của người giàu và có quyền lực. Phiên tòa Paul Manafort đã tiết lộ chi tiết những tội danh mà ông bị cáo buộc: lừa đảo hàng chục triệu USD của ngân hàng, trốn thuế bằng việc chuyển tiền vào tài khoản nước ngoài và dùng các khoản thu nhập kiếm được từ làm ăn phi pháp để chia tiêu xa xỉ.

Phó tổng của Manafort, Rick Gates làm chứng về số tiền nho nhỏ mà ông tham ô để chi cho những chuyến đi với nhân tình. Cũng vào tuần trước, Rep. Chris Collins (R-N.Y.) bị buộc tội giao dịch nội gián. Vụ bê bối đã cho thấy các thành viên nội các của ông Trump phá vỡ các quy tắc và đạo đức vì máy bay riêng, những đồ dùng và chuyến công tác ngốn cả triệu USD.

Dacher Keltner, một nhà tâm lý học Đại học California tại Berkeley đã dành hàng thập kỉ để nghiên cứu về sự giàu có, quyền lực và đặc quyền, cho biết: "Với những người nghiên cứu về sự giàu có và quyền lực, điều này cũng không khiến họ quá ngạc nhiên, bởi chúng rất gần với những phát hiện của chúng tôi. Thật đáng buồn, ảnh hưởng của quyền lực là một trong những định luật đáng tin nhất về hành vi của con người."

Sáu năm trước, Keltner đã công khai những thí nghiệm sáng tạo có sức ảnh hưởng, xác nhận đa số những giả định tồi tệ nhất của chúng ta về sự giàu có và tham nhũng.

Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đứng tại một ngã tư đông đúc và theo dõi từng chiếc xe. Họ đã đếm những người tài xế tạt đầu xe người khác thay vì chờ đợi. Những người lái chiếc xe đắt đỏ có khả năng lờ đi luật lệ hơn gấp 4 lần những người đi xe rẻ tiền.

Keltner nói: "Chúng ta thấy có điều gì đó về sự giàu có và những đặc quyền khiến bạn cảm thấy bạn cao hơn cả luật pháp, rằng bạn có quyền đối xử với người khác như thể họ không tồn tại."

Tiếp đến, họ để một người đóng giả làm người đi bộ muốn qua đường và theo dõi xem loại xe nào sẽ dừng lại và xe nào sẽ vượt ngang người đó. Kết quả thậm chí còn chắc chắn hơn.

Tất cả những ai chạy những chiếc xe rẻ tiền đều dừng lại, trong khi một nửa số xe sang lại lờ đi, coi như chẳng nhìn thấy người đi bộ đang muốn qua đường kia. Thậm chí nhiều người còn làm vậy sau khi họ chạm mắt với nhau.

Thực tế từ xa xưa, đã có những cảnh báo được đưa ra về sự ảnh hưởng của tham nhũng với sự giàu có và quyền lực. Ví dụ, Phật từ bỏ cuộc sống giàu có vương giả để giác ngộ. Chúa Giê-su đã cảnh báo các môn đệ rằng một con lạc đà xỏ được chỉ còn dễ hơn người giàu cố gắng đến được vùng đất của Chúa. Rapper Biggie Smalls có được kết luận tương tự trước khi mất: "Càng nhiều tiền, càng lắm sự."

Nghiên cứu khoa học gây sốc: Người giàu thường nói dối, lừa gạt, trộm cắp hơn? - Ảnh 1.

Trong những thập kỷ trước, có một nghiên cứu cố nắm bắt và đo lường chính xác những tác động của sự giàu có đến hành vi và đạo đức.

Nghiên cứu đó cho thấy người giàu gian lận thuế nhiều hơn. Họ lừa dối người yêu nhiều hơn. Giàu có và được giáo dục tốt nhưng trộm vặt nhiều hơn. Gian lận trong những trò may rủi hơn. Họ thường ít đồng cảm hơn. Trong các nghiên cứu về các hoạt động từ thiện, thường là những người có thu nhập thấp đóng góp với mức cao hơn thu nhập của họ hơn người ở tầng lớp trung lưu và nhiều người có thu nhập cao.

Trong một phát hiện lý thú hơn từ báo cáo năm 2015 của họ, Keltner và Piff phát hiện người giàu hay cướp kẹo từ trẻ nhỏ hơn. Trong thí nghiệm đó, đầu tiên họ nhờ 129 đối tượng so sánh tình trạng tài chính của họ với người có nhiều hoặc ít tiền hơn. Sau đó họ đưa cho các đối tượng một lọ kẹo và bảo họ rằng kẹo này là để cho những đứa trẻ phòng bên nhưng họ có thể lấy một ít nếu muốn. Những ai thấy bản thân giàu có hơn người khác lấy nhiều kẹo hơn.

Những phát hiện được xây dựng trên nghiên cứu tương tự những năm gần đây cho thấy sự giàu có và quyền lực lấy đi sự hạn chế, tăng nguy cơ và cảm giác về quyền lợi và sự bất khả xâm phạm. Cùng lúc, quyền lực khiến người ta ít đồng cảm và không nhìn thấy ý kiến của người khác.

Adam Galinsky của Trường Kinh doanh Columbia nói: "Sự giàu có là cơ chế cho quyền lực, và quyền lực có hiệu ứng giải phóng trên con người. Nó lấy đi những ràng buộc xã hội và khiến con người tự do hành xử theo mong muốn thống trị của họ". Trong một vài trường hợp, những ham muốn đó có thể vị tha hoặc hữu ích cho xã hội, vì vậy quyền lực nâng cao những mục tiêu đó và có thể làm xuất hiện những nhà hảo tâm. Tuy nhiên, thường thì quyền lực dẫn đến hành vi tự phụ không bị kiềm chế bởi những mối lo về luật lệ hay hậu quả cho người khác.

Kraus nói: "Có nhiều lý do chúng ta nên quan tâm vấn đề đạo đức của người giàu. Cho dù nghiên cứu chỉ ra họ không có vô đạo đức hơn người khác, ảnh hưởng của họ vẫn lớn hơn rất nhiều. Nếu ai đó như tôi trộm cái gì đó, nó chỉ ảnh hưởng đến vài người. Nhưng ai đó như Manafort trộm cắp hoặc dối trá, nó lại ảnh hưởng đến rất nhiều người. Có cả chính phủ và ngân hàng nước ngoài liên đới. Bạn bắt đầu đi vào khu vực đó, nơi nó có thể ảnh hưởng đến cả đất nước và quá trình dân chủ."

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM