Nghiên cứu chỉ ra: Người giàu thường không để ý những người lướt qua họ trên phố
Người giàu không không để ý đến bạn khi bạn đi ngang qua vì bạn không xứng có được sự chú ý của họ
Người giàu có hoặc những người tự xếp mình vào vào một tầng lớp xã hội tương đối cao thường không thèm để ý đến những người lướt qua trên phố ,vì họ nhìn nhận những người xung quanh là không liên quan và không xứng có được sự chú ý của họ. Trong khi những người ở những tầng lớp thấp hơn thường để tâm đến những người đi ngang họ trên phố, người giàu có bỏ qua họ vì họ không có ích.
Nhà khoa học tâm lý Pia Dietze thuộc Đại học New York phát biểu: "Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận người lạ thu hút sự chú ý của người ở tầng lớp thấp hơn là người ở tầng lớp cao hơn. Như những nhóm văn hóa khác, giai cấp xã hội ảnh hưởng đến việc xử lý thông tin theo một cách tự phát."
Thái độ của con người bị ảnh hưởng bởi giai cấp của họ, và nghiên cứu trước đó cho thấy một loạt các khác biệt về hành vi như mức độ trắc ẩn, sự tương tác giữa người với người, lòng tốt, đạo đức và sự đồng cảm với người khác được thấy trong những người thuộc tầng lớp xã hội khác nhau.
Trong nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Psychological Science, nhóm đã nghiên cứu tầng lớp xã hội của những người tham gia ảnh hưởng đến mức độ liên quan của họ đến mục tiêu và động lực của người khác thế nào. Họ phát hiện những người có bối cảnh nhiều đặc quyền hơn ít quan tâm đến người khác hơn những người có bối cảnh ít đặc quyền.
Nghiên cứu tiếp tục tiết lộ người ở tầng lớp cao hơn ít phụ thuộc vào người khác về mặt xã hội hơn và ít nhìn nhận xem người khác có khả năng có ích, nguy hiểm hay đáng chú ý. Nói cách khác, với người giàu, những người khác ít có "sự liên quan đến động lực của họ".
Trong một nghiên cứu khác, 61 người đi bộ trên đường phố New York được tặng kính Google. Họ được yêu cầu đi qua một khu nhà và ghi lại bất kì thứ gì họ trông thấy. Người tham gia tự xếp mình vào tầng lớp người nghèo, người lao động, trung lưu, khá giả và thượng lưu. Sau đó, một nhóm đánh giá độc lập phân tích và ghi chú những người và vật mà người đeo kính nhìn qua, họ phát hiện những người tự xếp mình vào tầng lớp cao hơn ít chú ý đến người khác hơn những người xếp mình vào tầng lớp xã hội thấp hơn. Trong hai nghiên cứu tiếp theo sử dụng nhiều công nghệ theo dõi qua mắt chính xác hơn, kết quả vẫn tương tự.
Một thí nghiệm khác có 393 người tham gia cũng cho thấy sự tương đồng giữa các kết quả. Trong thí nghiệm này, người tham gia được yêu cầu xem những cặp hình ảnh xen kẽ, mỗi bức là một khuôn mặt và 5 đồ vật. Khi họ được yêu cầu xác định xem những bức ảnh giống nhau hay khác, người tham gia thuộc tầng lớp cao hơn mất nhiều thời gian để nhận ra khi khuôn mặt bị thay đổi hơn người tham gia thuộc tầng lớp thấp. Nói cách khác, nghiên cứu cho thấy những người thuộc tầng lớp thấp thường bị thu hút bởi các khuôn mặt hơn.
Dietze giải thích: "Công việc của chúng tôi đóng góp cho sự hiểu biết đang phát triển dựa trên ảnh hưởng của bối cảnh tầng lớp xã hội với hoạt động tâm lý. Chúng ta càng biết nhiều về ảnh hưởng của sự khác biệt tầng lớp xã hội, chúng ta càng giải quyết các vấn đề xã hội phổ biến tốt hơn. Nghiên cứu này chỉ là một mảnh ghép."