Nghiên cứu của ĐH Harvard: Uống 3 loại nước này thường xuyên làm tăng 26% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, loại thứ 3 không ai ngờ tới

01/10/2021 09:41 AM | Sống

Các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã tìm ra mối liên hệ giữa đồ uống có đường (bao gồm cả nước ngọt và nước trái cây 100%) với nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 cao hơn mức thông thường.

Theo một nghiên cứu mới đây của Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Harvard, những người tăng tiêu thụ đồ uống có đường - cho dù chúng có chứa đường bổ sung hoặc tự nhiên - có thể phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn mức bình thường.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng uống nhiều đồ uống có vị ngọt nhân tạo thay cho đồ uống có đường không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh giảm khi các loại đồ uống có đường được thay thế bằng nước, cà phê hoặc trà.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của tạp chí "Diabetes Care" về đồ uống có đường và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, những người uống một hoặc nhiều đồ uống có đường hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 26% những người còn lại.

 Nghiên cứu của ĐH Harvard: Uống 3 loại nước này thường xuyên làm tăng 26% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, loại thứ 3 không ai ngờ tới  - Ảnh 1.

Để tránh xa bệnh tiểu đường, ngoài soda, Harvard cũng điểm danh ba loại đồ uống có hàm lượng đường cao, mọi người cần đặc biệt lưu ý. (Shutterstock)

Nói chung, đồ uống có đường sẽ không khiến người bình thường mắc bệnh tiểu đường, nhưng lượng đường cao sẽ đi kèm với lượng calo cao. Khi cơ thể không tiêu thụ được hết calo, chúng sẽ chuyển thành mỡ nội tạng, khiến người bệnh béo lên.

Không chỉ đồ uống có soda, Harvard điểm danh 3 loại đồ uống có hàm lượng đường cao mà nhiều người dễ bỏ qua

1. Coca

Hàm lượng đường trong thức uống như cola là đáng kinh ngạc. Theo Trung tâm Khoa học vì Lợi ích Công cộng- tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, một lon Coca thông thường loại 355 ml chứa 9.5 thìa cà phê đường; một chai 600ml chứa 16 muỗng cà phê đường.

Hướng dẫn Chế độ ăn uống của Hoa Kỳ 2015-2020 khuyến nghị, mỗi người chỉ nên bổ sung tối đa 12 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng đưa ra lời khuyến nghị: nam giới tiêu thụ 9 thìa/ngày và phụ nữ 6 thìa/ngày. Do đó, bất kể bạn uống loại cola nào, một cốc mỗi ngày cộng với các chế độ ăn kiêng khác sẽ vượt quá lượng đường khuyến nghị hàng ngày.

2. Nước tăng lực

 Nghiên cứu của ĐH Harvard: Uống 3 loại nước này thường xuyên làm tăng 26% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, loại thứ 3 không ai ngờ tới  - Ảnh 2.

Hàm lượng đường trong nước tăng lực cũng cao, vì vậy bạn nên uống càng ít càng tốt. (Fotolia)

Nước tăng lực của các nhãn hiệu khác nhau chứa 10 đến 12 muỗng cà phê đường, tương đương với nước ngọt. Hơn nữa, việc hấp thụ một lượng lớn caffein sẽ làm tăng huyết áp, và tác hại lâu dài của các chất phụ gia đối với sức khỏe. Đại học Harvard khuyến cáo tốt nhất là không nên uống nước tăng lực.

Bên cạnh đó, đồ uống thể thao cũng vậy. Mặc dù loại đồ uống này có thể cung cấp cho vận động viên carbohydrate, chất điện giải và nước trong quá trình tập luyện ở cường độ cao trong thời gian dài, nhưng đối với người bình thường, chúng chỉ là một nguồn cung cấp calo và đường khác, chứa khoảng 5 đến 7 muỗng cà phê đường.

3. Nước hoa quả tự nhiên

 Nghiên cứu của ĐH Harvard: Uống 3 loại nước này thường xuyên làm tăng 26% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, loại thứ 3 không ai ngờ tới  - Ảnh 3.

Mặc dù nước ép hoa quả rất tốt cho sức khỏe nhưng trong loại nước này cũng chứa hàm lượng đường cao. (Internet)

Mặc dù nước hoa quả chứa các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất và chất phytochemical, nhưng loại nước này cũng chứa nhiều đường và calo như nước ngọt. Theo trang web của Trường Y tế Công cộng Harvard, các nhãn hiệu nước ép trái cây 100% khác nhau có chứa lượng đường từ 10 đến 15 muỗng cà phê.

Ngoài ra, nghiên cứu của Đại học Harvard cho biết uống thêm một nửa ly nước ép trái cây mỗi ngày có thể làm tăng 15% nguy cơ mắc đái tháo đường. Vì vậy mặc dù là đường fructose tự nhiên, vẫn cần hạn chế lượng đường tiêu thụ.

Soda không đường có tốt cho sức khỏe không?

Sau khi nhận ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của việc uống đồ uống có đường, nhiều người chuyển sang đồ uống có thêm chất thay thế đường, chẳng hạn như cola không đường không calo.

So với đường, các chất thay thế này có lượng calo cực kỳ thấp. Có hai loại chất thay thế đường: một là chất làm ngọt dinh dưỡng có cồn đường và loại còn lại là chất làm ngọt không dinh dưỡng, chẳng hạn như aspartame. Aspartame có độ ngọt cao, được sử dụng với một lượng nhỏ trong đồ uống và chứa lượng calo gần như không đáng kể, người bình thường và bệnh nhân tiểu đường có thể tiêu thụ bình thường.

 Nghiên cứu của ĐH Harvard: Uống 3 loại nước này thường xuyên làm tăng 26% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, loại thứ 3 không ai ngờ tới  - Ảnh 4.

Các nghiên cứu khác nhau đưa ra những ý kiến ​​khác nhau về tác động đối với sức khỏe của soda ăn kiêng không calo. (Internet)

Tuy nhiên, tác động của loại nước giải khát này đối với sức khỏe vẫn chưa thể lường hết được. Một nghiên cứu năm 2018 của Current Developments in Nutrition đã chỉ ra rằng ngay cả việc uống nước soda không đường với chất làm ngọt nhân tạo hoặc chất thay thế đường có thể không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Đo đường huyết trước và sau khi uống để kiểm soát lượng uống

Nếu sử dụng nhiều đồ uống có đường, bạn cần phải giảm lượng đường có lợi cho sức khỏe từ các loại ngũ cốc nguyên hạt khác để cân bằng cơ thể. Nhưng Harvard chỉ ra rằng mọi người không nên ăn ít thức ăn để bù lại lượng calo bổ sung từ uống đồ uống.

Hơn nữa, những người tiêu thụ đồ uống có đường sẽ không có được cảm giác no như khi họ tiêu thụ cùng một lượng calo từ thức ăn. Đồ uống có đường cũng dễ gây nghiện. Nếu uống thường xuyên không chỉ gây béo phì, tiểu đường mà còn có nguy cơ sâu răng, tim mạch, gút, loãng xương.

Do đó, mọi người nên uống càng ít càng tốt để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có lượng đường trong máu cao và tiểu đường, nếu họ thỉnh thoảng muốn uống, hãy tự đo đường huyết trong vòng 30 đến 60 phút trước và sau khi uống. Bằng cách này, bạn có thể biết mình nên uống bao nhiêu, giúp bệnh nhân cảnh giác với lượng uống.

Theo Epochtimes và Sciencedaily

Mai Ngọc

Cùng chuyên mục
XEM