Nghe thử giọng nói của chính mình để đoán bệnh: Nếu có âm thanh lạ kèm 3 triệu chứng, nhanh chóng "nương tựa" bác sỹ

22/03/2022 19:27 PM | Sống

Do khối bướu xâm lấn trực tiếp hoặc do các hạch bạch huyết ở trung thất bị di căn làm liệt dây thanh âm, bệnh nhân ung thư phổi có thể bị khản tiếng.

Theo số liệu của Globocan năm 2018, Việt Nam có 164.671 ca mới mắc ung thư, trong đó ung thư phổi chiếm tới 14,4%, đứng thứ hai chỉ sau ung thư gan. Đây là loại ung thư phổ biến với tỷ lệ mới mắc cao thứ hai ở nam giới và cao thứ ba ở nữ giới.

Ung thư trong nhu mô phổi không gây đau đớn thế nên thường khi bệnh diễn tiến xa mới có các triệu chứng xuất hiện. Các triệu chứng xuất hiện vào lúc chẩn đoán ung thư phổi tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối bướu, của bất kỳ ổ di căn nào cũng như mức độ xâm lấn đến các cơ quan, sự xuất hiện ngẫu nhiên của dấu hiệu tiền ung thư.

Ung thư phổi gây khàn tiếng

Các chuyên gia của Quỹ Ung thư Phổi Roy Castle, Anh cho biết: "Khàn giọng là một triệu chứng ít được biết đến của bệnh ung thư phổi. Nếu bạn đang trải qua những đợt khàn tiếng kéo dài, bạn nên liên hệ với bác sĩ để kiểm tra".

Nghe thử giọng nói của chính mình để đoán bệnh: Nếu có âm thanh lạ kèm 3 triệu chứng, nhanh chóng nương tựa bác sỹ - Ảnh 1.

Ung thư phổi có thể gây khàn giọng

Theo đó, hầu hết các triệu chứng đáng chú ý của bệnh ung thư phổi đều về hô hấp. Chính vì lý do này mà bệnh nhân thường bỏ qua một triệu chứng ít được biết đến do không thuộc về hô hấp đó là giọng nói khàn.

Khàn giọng do ung thư phổi có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là phải để ý bất kỳ điều gì khác với cảm giác bình thường của bạn. Bạn có thể nhận thấy giọng nói của mình nghe có vẻ "khàn khàn" kèm theo căng thẳng, khó thở, yếu ớt, không nhất quán hoặc mệt mỏi khi bị ung thư phổi.

Vì sao ung thư phổi gây khàn giọng?

So với ung thư thanh quản và khàn giọng, mối liên hệ giữa ung thư phổi và khàn tiếng có vẻ ít rõ ràng hơn. Theo Health Union, bệnh nhân ung thư phổi có thể bị khàn giọng do tê liệt hoặc yếu dây thần kinh thanh quản. Tình trạng này được gọi là liệt dây thần kinh thanh quản.

"Dây thần kinh thanh quản tái phát điều khiển hoạt động của thanh quản và được chia thành dây thần kinh trái - phải. Dây thần kinh thanh quản tái phát đi gián tiếp qua cơ thể, bên trái đi qua khoang ngực gần với phổi trái. Khối u ở phổi trái có thể đè lên dây thần kinh, gây khàn tiếng hoặc liệt dây thần kinh thanh quản tái phát. Mặc dù ít gặp hơn, khối u phổi bên phải cũng có thể tái phát, gây liệt dây thần kinh thanh quản", các chuyên gia giải thích.

Cũng theo thông tin từ Quỹ Ung thư Phổi Roy Castle, ngoài ung thư phổi, một số vấn đề sức khỏe khác cũng có thể khiến giọng bị khàn như viêm thanh quản, sưng thanh quản, trào ngược axit và tích tụ mô mềm trên dây thanh âm do hút thuốc...

Nghe thử giọng nói của chính mình để đoán bệnh: Nếu có âm thanh lạ kèm 3 triệu chứng, nhanh chóng nương tựa bác sỹ - Ảnh 2.

Nếu bị khàn giọng kéo dài và không thể khỏi thì hãy đến khám bác sĩ ngay

Ngoài ra, các yếu tố môi trường như độ ẩm và ô nhiễm không khí cũng làm tăng nguy cơ này. Trong một số trường hợp, ung thư thanh quản - bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào lót bên trong thanh quản cũng có thể gây ra khàn giọng.

Song, các chuyên gia cho biết, nếu giọng bị khàn là do kích thích hoặc tổn thương dây thanh quản, tình trạng này sẽ sớm hết trong một thời gian tương đối ngắn.

Một số dấu hiệu khi bị ung thư phổi

- Ho nhiều: Triệu chứng ho ở bệnh nhân ung thư phổi chiếm 70%, kèm theo đó là khản tiếng, khó thở, ho ra máu, viêm phổi tái diễn, đau ngực.

- Đau tay, vai và các ngón tay: Khi bướu ở tại đỉnh phổi, hiện tượng xâm lấn thành ngực và mạng thần kinh cánh tay gây đau cánh tay, đau vai kèm dị cảm da. Nhóm triệu chứng này được gọi là hội chứng Pancoast. Khi ung thư ở đỉnh phổi đã gieo rắc và xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, hội chứng Horner xuất hiện với triệu chứng sụp mi cùng bên tổn thương (sa mí mắt), đồng tử co lại, lõm mắt (mắt thụt vào trong hốc mắt) và không bài tiết mồ hôi ở phía mặt cùng bên tổn thương.

- Sụt cân: Trong bất kì trường hợp nào, sự sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, không liên quan đến việc bạn đã cắt giảm calo hoặc tập thể dục... thì rất có thể là do bệnh tật gây ra, kể cả bệnh ung thư. Thêm vào đó, nếu bạn cảm thấy ăn không ngon miệng thì càng dễ kết luận nguyên nhân có thể là do một khối u bên trong cơ thể bạn gây ra, không ngoại trừ khối u ở phổi, dẫn đến ung thư phổi sau này. Khối u này sẽ là tăng đột ngột sự trao đổi chất trong cơ thể bạn và gây ra tình trạng trên.

Nghe thử giọng nói của chính mình để đoán bệnh: Nếu có âm thanh lạ kèm 3 triệu chứng, nhanh chóng nương tựa bác sỹ - Ảnh 3.

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM