Văn hóa làm việc "nồi áp suất" tại Hàn Quốc
Nếu những “tân binh” ngỏ lời có thêm ngày nghỉ thì những người khác sẽ nghĩ rằng anh ta đã mất trí hoặc không coi trọng cấp trên của mình”.
Kể từ khi Deuk-soo Lee khai trương quán bar trong mơ của riêng mình thì dường như công việc hàng ngày của anh đã trở nên thú vị hơn. Deuk-soo cho biết việc quản lý quán khá vất vả nhưng không hề giống với những áp lực mà anh phải trải nghiệm trong công việc cũ tại một công ty thương mại.
Đây chính là điều thể hiện cho văn hóa làm việc tiêu tốn nhiều thời gian cùng với áp lực vô hình được ví von như "chiếc nồi áp suất" Hàn Quốc.
Deuk-soo chia sẻ: “Khi được nhận vào công ty, tôi chỉ có được 5 ngày nghỉ trong cả một năm bởi vì văn hóa làm việc tại Hàn Quốc là như vậy. Nếu những “tân binh” ngỏ lời có thêm ngày nghỉ thì những người khác sẽ nghĩ rằng anh ta đã mất trí hoặc không coi trọng cấp trên của mình”.
Deuk-soo cho biết việc làm hài lòng cấp trên là một trong những lý do khiến đồng nghiệp của anh gắn chặt với bàn làm việc và luôn phải quan sát cấp trên còn làm việc không, rồi tự hỏi rằng đến lúc nào anh ta mới có thể rời khỏi phòng làm việc”. Nhân viên tại Hàn Quốc thường tránh việc rời nơi làm việc trước lãnh đạo của mình.
Đó phần nào cũng giải thích lý do năng suất lao động của người Hàn Quốc vẫn tương đối thấp ngay cả khi người dân nước này có số thời gian làm việc dài nhất trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), với trung bình một người thường làm 2.057 giờ/năm (theo thống kê năm 2014).
So sánh với thống kê thực hiện trong cùng năm, Mỹ nằm ngoài top 10 quốc gia có thời gian lao động nhiều nhất với mỗi người lao động làm việc trung bình 1.789 giờ/năm.
Trong những năm gần đây, chính phủ Hàn Quốc đã thảo luận rất nhiều biện pháp để cải thiện cuộc sống của người lao động bằng phương pháp ra luật về đặt trần giờ làm việc. Tuy nhiên, việc làm thêm giờ tiếp tục là một trong những chủ đề than phiền phổ biến trên diễn đàn của người lao động Jobplanet.
Người quản lý hàng đầu của trang web này, cho biết người lao động đổ vào các diễn đàn online để thể hiện nỗi niềm mà họ không thể nói thẳng ở nơi làm việc.
“Họ thường không dám thể hiện suy nghĩ thực trước cấp trên. Văn hóa quá coi trọng sự lịch sự đã dẫn đến điều này. Vì vậy chúng tôi từng nghĩ rằng, bạn biết đấy, trang online này có thể không hoạt động. Nhưng ngay khi chúng tôi khởi động, mọi người có quá nhiều tâm tư và họ thể hiện điều đó trong trang web của chúng tôi”.
Hwang tin rằng rất nhiều nam giới Hàn Quốc coi trọng quan điểm thứ bậc trong xã hội từ khi tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc hay quan hệ giữa khóa trên khóa dưới cùng trường học, độ tuổi…
Chính vì vậy họ thấy thật khó để nói thẳng với lãnh đạo của mình. Điều này thậm chí còn vượt khỏi phạm vi văn phòng. Deuk-soo tâm sự: “Nếu lãnh đạo của họ thích uống rượu thì cả đội ngũ nhân viên cấp dưới cũng phải tham gia cùng trong các buổi ăn uống sau giờ làm thậm chí khi không có lý do đặc biệt nào.