Những bộ trưởng, giáo sư 'xài' bằng rởm gây rúng động

25/02/2013 14:52 PM | Nghề nghiệp

Trước khi bị phát hiện, Richard Gottfried luôn tự xưng mình là chuyên gia tư vấn luật pháp.

1. Chuyên gia tư vấn luật pháp Richard Gottfried

Trước khi bị phát hiện, Richard Gottfried luôn tự xưng mình là chuyên gia tư vấn luật pháp, đem lại vô số lời khuyên hữu ích cho các luật sư bào chữa hình sự tại trung tâm thành phố thuộc bang Philadelphia, Mỹ. Với tấm bằng luật học giả từ một lò sản xuất bằng, Richard cũng kiếm được 400.000 USD của tòa án thành phố trước khi bị kết án 20 năm tù giam vào năm 2006.

2. Ngôi sao Jang Mi-hee kiêm ‘giáo sư’ nghệ thuật

Jang Mi-hee, một ngôi sao điện ảnh màn bạc hàng đầu trong những năm 1970-1980 của Hàn Quốc. Sau này cô đã trở thành nghệ sĩ và giáo sư nghệ thuật tạo hình nổi tiếng tại Đại học Myongji. Tuy nhiên chính Jang Mi-hee sau này đã thú nhận cô chưa bao giờ tốt nghiệp tại Đại học Hawthorne (một trường đại học không được tín nhiệm). Đây là một thông tin đặc biệt đáng ‘xấu hổ’ trong một quốc gia cực kì chú trọng sự nghiệp giáo dục đào tạo.

3. Tiến sĩ Barry McSweeney-Cố vấn khoa học Chính phủ Ireland


Barry McSweeney, Trưởng ban cố vấn Khoa học đầu tiên của Chính Phủ Ireland, đồng thời trước đó nắm giữ nhiều cương vị công tác trong khoa học của nước này, đã buộc phải từ chức năm 2005 sau khi một tổ chức độc lập của Ireland phát hiện ra bằng tiến sĩ ‘rởm’ của ông. Thực tế Barry đã đạt được học vị tiến sĩ Hóa sinh và công nghệ sinh học tại Đại học Tây Thái Bình Dương, một trường đại học không được tín nhiệm ở Mỹ, chỉ sau có 12 tháng nghiên cứu.

4. Hàng loạt giáo viên ở Mỹ mua bằng tiến sĩ để tăng lương


Trong năm 2004, hơn 10 giáo viên, tư vấn viên và hiệu trưởng ở Georgia, Mỹ đã bị phát hiện mua bằng giả với học vị thạc sĩ và tiến sĩ từ trường đại học trực tuyến Liberia không được tín nhiệm ở Tây Phi và trường đại học Đại học Saint Regis không khác gì lò sản xuất bằng giả với giá 1.500 USD. Mục đích của nhóm giáo viên này nhằm được tăng lương tới hàng ngàn USD. Cũng trong khoảng thời gian này, bang Oregon, Mỹ đã phát hiện ra 3 giáo viên đã tự hào với bằng cấp thạc sĩ từ trường Đại học La Salle ở Louisiana, một trường đại học giả mạo.

5. Lính cứu hỏa ở California sử dụng bằng cử nhân giả


16 nhân viên cứu hỏa thuộc đội cứu hỏa Sacramento County đã mua bằng tốt nghiệp giả từ ba trường đại học trực tuyến không được công nhận, với mục đích đòi tăng lương. Với tấm bằng giả, những ‘chú lính cứu hỏa’ này đã bỏ thêm vào túi khoảng 50.000 USD tiền lương trả thêm trong suốt thời gian từ tháng 4/2005-4/2006. Nhưng ‘thật không may’, cả đội đã bị phanh phui vào thời gian sau đấy.

6. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Iran Ali Kordan sử dụng bằng giả Đại học Oxford

Lộ diện những bộ trưởng, giáo sư dùng bằng cấp giả
Ali Kordan, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Iran đã bị luận tội sử dụng bằng giả Đại học Oxford vào tháng 11/2008. Mặc dù ông Kordan cho rằng mình bị lừa bởi một văn phòng liên kết Đại học Oxford giả mạo tại Iran. Tuy nhiên, những lí do ông đưa ra không thuyết phục, kết quả cuộc họp của Quốc hội có 188/256 lá phiếu đồng ý sa thải ông Kordan.

7. Huấn luyện viên bóng đá dùng bằng thạc sĩ rởm


Năm 2001, ông George O'Leary đã từ chức huấn luyện viên đội bóng Notre Dame sau khi ông thú nhận rằng, chính mình đã gian dối về các thông tin trình độ thể thao và học thuật. Thực tế ông chưa từng chơi bóng suốt 3 năm trong trường đại học và tấm bằng thạc sĩ về giáo dục tại Đại học New York cũng là thông tin giả. Những lời nói dối đã buộc George O'Leary phải kết thúc cuộc đời huấn luyện viên bóng đá ngắn ngủi của mình.

8. Cựu giám đốc Bộ An ninh dùng bằng tiến sĩ rởm


Năm 2004, Cựu giám đốc cao cấp tại Bộ An ninh Nội địa bà Laura Callahan đã bị phát hiện dùng bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ khoa học máy tính rởm của Đại học Hamilton, một trường đại học giả mạo. Trước đấy, nhờ tấm bằng mua đó, bà Callahan leo lên tới chức vụ trưởng một vụ ở Bộ An ninh nội địa, sau đó được chuyển sang làm quản lý ở Bộ Lao động dưới thời tổng thống Bill Clinton.

9. Khởi kiện nhau vì giáo sư giả

Trong tháng 3 năm 2008, trường Đại học Dongguk ở Hàn Quốc đã kiện Đại học Yale phải bồi thường 50 triệu USD vì cho rằng Đại học Yale đã ‘làm nhục’ họ. Vụ việc nảy sinh khi Dongguk thuê một giáo sư lịch sử nghệ thuật tốt nghiệp tại Đại học Yale. Sau đó Dongguk nhờ Yale xác minh thông tin và nhận được bản fax xác thực trình độ của giáo sư này là có thật. Tuy nhiên vẫn nghi vấn, Dongguk đã gửi hồ sơ kiểm tra lần hai, song Yale đã không đưa ra được những yêu cầu xác thực vị giáo sư này. Dongguk cho rằng sai lầm của Yale đã dẫn đến sự hổ thẹn và suy giảm thu hút tài trợ của Dongguk.

10. Giáo chủ sử dụng bằng tiến sĩ giả

Lộ diện những bộ trưởng, giáo sư dùng bằng cấp giả
Năm 2009, L. Ron Hubbard, người sáng lập Giáo phái Khoa học luận đã bị một nhóm nhà ngoại giao Anh điều tra về trình độ bằng cấp khi ông này tự xưng mình là tiến sĩ. Với học vị này Hubbard còn thu về hơn 200 triệu USD từ các hoạt động tại một trường đại học do mình sáng lập. Điều tra đã xác minh Hubbard mua một bằng tiến sĩ từ một lò sản xuất bằng giả.

Theo Quảng Văn
Báo Đất Việt

tanhoa

Cùng chuyên mục
XEM