Người mẫu Trung Quốc bị ví như món hàng
Với nghề mẫu mà nói, đẳng cấp là thứ quyết định thu nhập của họ. Đẳng cấp từ cao đến thấp được phân thành 5 loại gồm cấp cao nhất: siêu mẫu, cấp siêu A, cấp A, B và C. Cấp cao nhất tương ứng với những tên tuổi như Khương Bội Lâm, Lý Học Khánh, Đỗ Quyên. Từ đó tiền cát-xê của họ cũng được trả theo đẳng cấp mỗi người.
Những người mẫu đứng dàn hàng ngang cho giám khảo quyết định chọn hay không.
Vòng casting: "Không khác chợ mua bán vật phẩm"!?
Thu nhập của các người mẫu đến từ các xưởng may, chủ hãng. Thế nhưng lượng người mẫu của Trung Quốc quá đông đảo, vì vậy các nhà máy chọn hay không chọn ai sẽ phải dựa vào phần casting (tuyển chọn phỏng vấn). Những người mẫu được chọn sẽ có cơ hội kiếm tiền, những người kém may mắn tiếp tục về nhà chờ đợi lần thi sau.
Có người mẫu tự mô tả bản thân được chọn giống như một món hàng được chọn mua trên kệ hàng ở siêu thị vậy. Anh đi qua, thấy tôi vừa mắt thì nhặt lên và mang đi. Nếu không vừa mắt thì để lại trên giá và chúng tôi lại tiếp tục chờ: "Vòng casting có khoảng 20 cô người mẫu bước vào, khách hàng có 2 người. 20 cô gái đứng dàn thành hàng, họ tiến đến phía trước cho khách hàng nhìn một lúc, sau đó đưa hồ sơ là coi như xong. Sau đó lại cho gọi những người mẫu xếp thành hàng, hỏi bạn về sở thích, đã từng diễn cho nhãn hiệu nào chưa...", một nữ người mẫu chia sẻ với tờ Sina.
Kết quả của casting thường chứng kiến cảnh kẻ khóc người cười, người vỡ òa trong hạnh phúc, người đau khổ tột cùng. Đây được coi là thời khắc khó chịu nhất với người trong nghề
Chịu đựng sỉ nhục và đường cùng bỏ nghề
Ngoài ra, các nữ người mẫu còn thường xuyên phải im lặng khi bị nhà tuyển dụng những thương hiệu cao cấp sỉ nhục. Chính điều này khiến không ít người mẫu vì không nhịn nổi đã sớm phải rời bỏ nghề:
Hậu trường những người mẫu xếp hàng đợi đến lượt phỏng vấn.
Để được chọn, những người mẫu đã phải trải qua không ít áp lực và chịu lời nặng nhẹ.
Bị ăn chặn và tìm việc làm thêm
Khi các xưởng may trả cát-xê cho người mẫu, khoản tiền này người mẫu không được nhận trực tiếp, mà phải qua tay những người trên đó, vì vậy tiền sẽ bị "khấu hao" dần, khi đến được tay người mẫu cũng chỉ còn khoảng 40% số tiền thực nhận.
Trong ngành người mẫu hiện nay ở Trung Quốc, mật ít ruồi nhiều, trong khi đó những người mẫu tự do xuất hiện ngày một nhiều, lắm thủ đoạn chiêu trò hòng giành được thị trường. Thêm vào đó, biểu diễn thời trang cũng mang tính mùa vụ, vì vậy không ít người mẫu thường tranh thủ kiếm việc làm khác những lúc "nông nhàn" thấp điểm. Theo lời kể của một nữ người mẫu tên Hầu Ba cho biết: "Vào mùa thấp điểm cảm thấy vô cùng khó chịu, giống như phải ngồi không ở nhà không có việc gì làm. Những lúc như thế đành phải lao ra ngoài đi kiếm công việc khác, sao có thể ngồi không mà đợi việc. Rất nhiều người làm vậy, nếu không chống chọi được thì lại về quê tìm việc gì đó để làm".
Giới thời trang Trung Quốc đã đi qua chặng đường 30 năm và kịp sản sinh ra những gương mặt thành danh trong giới thời trang Trung Quốc. Thế nhưng con số trên so với hơn 1 triệu người mẫu của đất nước tỷ dân vẫn là quá khiêm tốn. Điều này còn chứng minh cho thấy, thời trang Trung Quốc vẫn đang phát triển chậm chạp.
Một vài hình ảnh hậu trường tuyển chọn và phỏng vấn người mẫu ở Trung Quốc.
Kỳ tiếp theo: Đời sống thảm thương của mẫu nam Trung Quốc