Người lao động Việt 'được' làm ngoài giờ không bằng 1/6 người Trung Quốc

03/12/2013 12:26 PM | Nghề nghiệp

Mức giới hạn làm ngoài giờ ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia khác.

Các giới hạn làm ngoài giờ và tăng mức chi trả làm ngoài giờ vẫn luôn là vấn đề lớn nhất giữa các chủ sở hữu lao động và người lao động trong cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Theo Báo cáo thường niên công bố ở Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2013(Vietnam Business Forum - VBF 2013), giờ lao động bình thường mà các quốc gia trên thế giới quy định trong một tuần đều nhỏ hơn hoặc bằng giờ lao động bình thường ở Việt Nam (48 giờ/tuần). 

Tuy nhiên, các mức giới hạn làm ngoài giờ tối đa (theo Tháng và theo Năm) tại các quốc gia khác đều cao hơn khá nhiều so với quy định ở Việt Nam. 

Lao động Việt Nam bị giới hạn làm ngoài giờ 300 giờ/năm, trong khi tại láng giềng Trung Quốc hay Thái Lan là 1.872 giờ/năm, thậm chí ở Mỹ, con số này không bị hạn chế.

Mức giới hạn làm ngoài giờ ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia khác.

Hiện tại, các công ty nước ngoài ở Việt Nam chỉ chi trả mức tiền công tối thiểu bình quân chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng. Với mức chi tiêu tối thiểu là 3,2 triệu VNĐ, mức thu nhập thêm của người lao động là rất thấp.

Báo cáo của VBF chỉ rõ, việc hạn chế thời gian làm ngoài giờ khiến người lao động không thể kiếm thêm thu nhập, dẫn đến nhiều cuộc đình công trong ngành công nghiệp sản xuất. Chưa kể, quy định nghỉ thai sản 6 tháng năm 2013 càng gia tăng gánh nặng cho công nhân.

Các khuyến nghị đưa ra trong tham luận

Việc tăng mức lương tối thiểu và bảo hiểm của Chính phủ có nghĩa là Việt Nam không còn nguồn lao động giá rẻ, cộng thêm việc thiếu nhân lực và hệ thống giáo dục có chất lượng cao nên nguồn lao động Việt Nam kém cạnh tranh so với khu vực châu Á như nhiều năm trước đây. Bởi vậy khuyến nghị của tác giả tham luận về nguồn nhân lực:

- Giới hạn thời gian làm ngoài giờ ở mức 800 giờ/năm cho mọi ngành công nghiệp và 1.200 giờ cho các trường hợp đặc biệt.

- Mức chi trả cho thời gian làm ngoài giờ trong dịp nghỉ lể cần hạ xuống so với mức 500% bởi không phù hợp với các quốc gia châu Á lân cận và gây khó khăn cho doanh nghiệp trong giai đoạn này.

Thùy Phương

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM