Làm thế nào để có được công việc trái ngành khi chưa đủ... tiêu chuẩn?

20/05/2015 08:22 AM | Nghề nghiệp

Nếu bạn nghĩ mình là người phù hợp thì bạn có thể “gọt dũa” những kĩ năng của mình lại, đừng để cho một bảng mô tả công việc quá chi tiết làm nản lòng.

Hầu hết các mẩu tuyển dụng đều như nhau: mô tả chung cho vị trí đó, bằng cấp cần phải có, rồi kinh nghiệm. Nếu bạn có đủ những điều đó thì rõ ràng là thuận lợi nhưng nếu như chưa đủ thì sẽ như thế nào, dù bạn biết rằng bạn sẽ là người phù hợp cho vị trí đó?

Đây là những điều bạn nên làm:

1. Hiểu công việc đó

Phải luôn hiểu công việc bạn đang ứng tuyển. Khi bạn cố gắng thoát ra khỏi lĩnh vực của mình thì điều đó thậm chí còn quan trọng hơn.

Đó là vì bạn đang “bán” những kĩ năng cụ thể, chứ không phải những chức danh bạn từng kinh qua. Càng hiểu công việc đó, bạn càng có thể dành tất cả sự chú ý của mình cho những gì bạn biết là quan trọng đối với nhà tuyển dụng. Bạn phải “ném” những kĩ năng đó về phía những người đang tìm kiếm ứng viên.

2. Hãy bỏ những thứ không cần thiết

Những điểm cụ thể nào đó có thể rất, rất ấn tượng đối với những người trong ngành của bạn, nhưng đối với những người bên ngoài, những chi tiết đó là... vô nghĩa. Hãy bỏ chúng đi.

Rõ ràng là một ứng viên đang tìm cách chuyển từ ngành PR sức khỏe sang PR thời trang thì không nên để trong hồ sơ xin việc đầy những cái tên của các công ty dược phẩm vì những chi tiết như thế không giúp ích gì cho người đó trong lĩnh vực mới. Nhân viên tuyển dụng sẽ đọc và nghĩ ‘Tôi không biết bạn đang nói về gì, tôi không biết những công ty này, những dược phẩm này chẳng có nghĩa gì với tôi’. Cái mà họ đang quan tâm là gì? Là kĩ năng PR thật sự khi đại diện cho các thương hiệu đó.

3. Hãy mở đầu bằng những điều tích cực

"Tôi biết xuất thân từ nghiên cứu y khoa của tôi là không phù hợp với vị trí truyền thông, nhưng...” là một câu mở đầu thu hút và thành thật, nhưng đó không phải là ý hay.

"Tôi sẽ không bao giờ mở đầu bằng câu tiêu cực đó,” một chuyên gia nói. Thay vào đó, bạn hãy viết: “Kinh nghiệm của tôi ở các công ty A, B, C sẽ giúp làm vững mạnh thêm công ty của bạn vì X, Y, Z (lí do).” Theo cách đó, bạn không cho nhà tuyển dụng cơ hội từ chối bạn – bạn đang mở đầu óc của họ sang một khả năng khác.

Và đối với nhà tuyển dụng phù hợp, thậm chí rằng con đường sự nghiệp mới của bạn sẽ theo chiều thuận lợi. “Đôi khi tuyển một nhân viên trái ngành lại là một điều tích cực vì họ có cái nhìn và quan điểm tươi mới của một kẻ “ngoại đạo”,” một chuyên gia chia sẻ. Kinh nghiệm không phải là một rào cản, nó chỉ là một yếu tố. Thách thức ở đây là bạn sẽ “bán” nó theo cách nào.

4. Hãy khơi gợi tình người

Tìm được một mối quan hệ “tâm giao” sẽ có thể giúp bạn tiến xa. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn là thực tập viên, nhưng cũng đúng nếu như bạn đang cố gắng thay đổi hướng đi trong sự nghiệp. Thật vậy, trong hầu hết các trường hợp nếu bạn đối xử tốt với người khác thì sẽ nhận lại điều tốt đẹp.

“Thế thì làm cách nào để kết nối về mặt công việc với người đó theo mức độ cá nhân? Hãy tìm hiểu những thành tựu gần đây của người đó, hay những gì họ đã làm được cho công ty. Hãy cho họ thấy bạn là fan thật sự của họ. Ai mà lại không thích được khen?” chuyên gia khuyên.

Và hãy nhớ lấy điều này: nếu bạn nghĩ mình là người phù hợp thì bạn có thể “gọt dũa” những kĩ năng của mình lại, đừng để cho một bảng mô tả công việc quá chi tiết làm nản lòng. Có thể bạn có năng lực hơn bạn nghĩ.

>> Elon Musk có phải là người tàn nhẫn với nhân viên?

Lê Thanh Hải

CTV-Lê Thanh Hải

Cùng chuyên mục
XEM