Ngành sản xuất thiết bị công nghệ đang dần "mất giá"
Có lẽ, ngành sản xuất thiết bị công nghệ, dù là thiết bị kỹ thuật cao, đã không còn đủ sức thu hút các tập đoàn lớn và có lẽ thuê ngoài sẽ trở thành xu thế mới cho tất cả những tập đoàn công nghệ lớn trong tương lai.
Năm 2009, giáo sư Gary Pisano và Willy Shih của trường đại học Havard nhận định rằng việc các công ty Mỹ thuê ngoài sản xuất là một sai lầm lớn và có thể ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, số liệu cho thấy việc cá công ty Mỹ bỏ qua mảng sản xuất có chi phí đầu tư cao nhưng lợi nhuận thấp là một quyết định sáng suốt.
Biểu đồ dưới đây cho thấy 5 công ty công nghệ lớn nhất thế giới xếp theo doanh thu và một cái tên khá lạ lẫm đứng thứ 3 trong danh sách, Hon Hai Precision Industry.
Tuy nhiên, bạn sẽ dễ nhận ra công ty này hơn nếu biết Foxconn là khách hàng chính của Hon Hai, đối tác sản xuất iPhone. Foxconn có nhà máy tại Trung Quốc đại lục với hàng trăm nghìn công nhân và giá trị tài sản lên tới hàng triệu USD đồng thời đang ngày càng mở rộng kinh doanh, nhất là khi công ty này thành công mua lại hãng điện tử Sharp của Nhật Bản.
Dẫu vậy, điều ngạc nhiên là lợi nhuận của 5 công ty sản xuất công nghệ này lại khác nhau khá xa. Trong khi Apple có mức lợi nhuận khá cao thì Hon Hai hay Amazon lại có mức lợi nhuận không tương xứng với doanh thu của họ.
Câu chuyện của Amazon thì hầu như ai cũng đã biết. Họ khởi nghiệp với mảng bán sách và hiện phần lớn doanh số của Amazon vẫn đến từ hệ thống bán lẻ các thiết bị điện tử kỹ thuật thấp.
Số liệu của tổ chức GICS cho thấy, Amazon trông giống một công ty bán hàng tiêu dùng hơn là một hãng công nghệ, tương tự như những công ty ngành tiêu dùng như Macy hay thậm chín McDonald’s.
Tuy nhiên, khác với McDonald’s, hãng Amazon đầu tư nhiều tiền hơn cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm và thậm chí là một trong những công ty hàng đầu trong đầu tư cho mảng R&D. Vì vậy, cũng dễ hiểu khi Amazon doanh thu khủng nhưng lợi nhuận lại thấp đến vậy.
Trong khi đó, Foxconn không bán sách như Amazon nhưng đầu tư cho R&D của hãng năm 2015 chỉ đạt 1,6 tỷ USD, tương đương 11% tổng chi phí R&D của Amazon. Dẫu vậy, lợi nhuận cận biên của Foxconn chỉ đạt 3,1%.
Đây là một điều khá thú vị khi một hãng thuần sản xuất công nghệ như Foxconn có chi phí R&D thấp hơn AMazon nhưng lợi nhuận cận biên cũng không bằng.
Để gia tăng mức lợi nhuận cận biên, Foxconn đã có nhiều động thái như mua lại Sharp của Nhật Bản nhằm tập trung sản xuất màn hình smartphone, thiết bị tốn nhiều chi phí nhất trong sản xuất điện thoại.
Bên cạnh đó, Foxconn cũng đang cố gắng thay thế nguồn nhân lực của mình bằng máy móc khi tổng số công nhân của hãng đã giảm từ 1,3 triệu người vào cuối năm 2014 xuống 830.174 người vào cuối năm 2015.
Dẫu vậy, nhà đầu tư có vẻ không mấy tin tưởng vào những động thái này của Foxconn khi giá trị vốn hóa thị trường của HonHai thấp hơn nhiều so với các ông lớn khác trong bảng xếp hạng.
Có một điều thú vị nữa là Samsung, hãng công nghệ khổng lồ tại Châu Á cũng có tổng giá trị thị trường thấp hơn các công ty khác như Amazon hay Microsoft.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh khiến giá trị vốn hóa của các công ty Phương Tây này lên theo. Một số khác cho rằng các nhà quản lý muốn chiều lòng cổ đông hơn các công ty Châu Á.
Tuy nhiên, một sự thực ở đây là Samsung và Hon Hai trực tiếp sản xuất sản phẩm, trong khi Apple, Amazon hay Microsoft thì lại thuê ngoài (Outsource).
Đây không chỉ là xu thế của các công ty Mỹ khi hàng loạt các ông lớn công nghệ cũng làm điều đó. Tập đoàn Huawei, hãng sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới cũng thuê ngoài hầu như toàn bộ. Trong khi đó, hãng điện thoại Xiaomi nổi tiếng tại Trung Quốc cũng có hợp đồng sản xuất màn hình cảm ứng với Foxconn và thuê ngoài nhiều công đoạn.
Hãng Levono, công ty mua lại mảng sản xuất máy tính cá nhân của IBM vào năm 2005 cũng đã thuê ngoài và ngày càng đẩy mảng sản xuất sang cho các công ty hợp đồng như Flex.
Có lẽ, ngành sản xuất thiết bị công nghệ, dù là thiết bị kỹ thuật cao, đã không còn đủ sức thu hút các tập đoàn lớn và có lẽ thuê ngoài sẽ trở thành xu thế mới cho tất cả những tập đoàn công nghệ lớn trong tương lai.