Nếu trẻ có 2 hành động 'kỳ quái', bố mẹ nên mừng, bởi đó là biểu hiện của IQ cao

28/11/2022 13:31 PM | Sống

Trong cuộc sống thường ngày, việc của cha mẹ cần làm là luôn quan sát, để ý các biểu hiện của con, từ đó có phương pháp giáo dục đúng đắn.

Nhiều người thường nhìn vào biểu hiện bề ngoài của trẻ để phán đoán chúng có thông minh hay không? Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ vâng lời, ngoan ngoãn thì chắc chắn thông minh, còn đứa trẻ nghịch ngợm, không biết nghe lời thì trí tuệ kém, không bằng. 

Trên thực tế, nhiều khi những gì chúng ta nhìn thấy ở bề ngoài lại không phản ánh đúng thực trạng. Rất nhiều em học sinh tuy nghịch ngợm, bướng bỉnh nhưng trên lớp lại đạt điểm số cao hơn hẳn. Sau khi trưởng thành, ra xã hội, các em cũng lại thành công hơn. 

Theo các chuyên gia giáo dục, có 2 hành động của trẻ, tuy là "kỳ quái" hoặc "không đáng để tâm" trong mắt người lớn nhưng thực chất lại phản ánh đứa trẻ có IQ cao. Cha mẹ nếu phát hiện nên chú trọng bồi dưỡng trí thông minh cho con, đừng để lãng phí. Cụ thể 2 hành động đó như sau:

1. Thích bắt chước hành động của người thân trong gia đình

Khi còn nhỏ, khả năng bắt chước của trẻ rất mạnh, đặc biệt là những đứa trẻ thông minh có thể bắt chước được hành động của người khác chỉ sau một lần. Khi cha mẹ làm những biểu cảm ngộ nghĩnh hay vỗ tay với trẻ, trẻ làm theo và thực hiện các động tác tương ứng. 

Lúc này, cha mẹ có thể thực hiện nhiều động tác hơn, cùng con tương tác để rèn luyện phản ứng nhanh cho trẻ và kích thích sự phát triển trí não.

Nếu trẻ có 2 hành động "kỳ quái" này thì bố mẹ nên mừng, bởi đó là biểu hiện của IQ cao - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

2. Trẻ có đôi mắt linh hoạt, hay đảo quanh

Khi quan sát một đứa trẻ, nếu chúng ta để ý thấy mắt của trẻ đang đảo quanh thì có thể chỉ ra: Trẻ đang vắt óc suy nghĩ, tìm kiếm câu trả lời hoặc suy nghĩ về cách giải quyết vấn đề nào đó. 

Khi đứa trẻ đưa ra ý kiến của mình, ngay cả khi vấn đề không được giải quyết trực tiếp thì trẻ vẫn đưa ra được một giải pháp tốt. Điều này phản ánh IQ cao của trẻ. Những đứa trẻ như vậy thường được người khác nhớ mặt, rất tốt cho việc giao tiếp xã hội và học tập.

Ngoài 2 biểu hiện trên, còn rất nhiều biểu hiện khác phản ánh trí thông minh tiềm năng của trẻ. Trong cuộc sống thường ngày, việc của cha mẹ cần làm là luôn quan sát, để ý các biểu hiện của con, từ đó có phương pháp giáo dục đúng đắn. 

Thực chất, trí thông minh ngoài di truyền thì còn có thể nâng cao nhờ phương pháp giáo dục đúng cách của cha mẹ. Dưới đây là 3 cách nhỏ mà cha mẹ có thể áp dụng để thúc đẩy trí thông minh cho con:

1. Tập thể dục nhiều hơn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiết hóa chất trong não. Khi trẻ mất liên lạc với phần não trên, cách hiệu quả giúp trẻ lấy lại bình tĩnh là cho trẻ vận động.

Ví dụ, khi trẻ trong trạng thái nổi giận, có hành vi hung hăng, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ dùng tay đấm vào gối, hoặc ra ngoài dạo vài vòng rồi quay lại thảo luận. Điều này sẽ mang lại hiệu ứng tốt hơn nhiều. 

Khi trẻ được đưa vào hoàn cảnh, một số thứ trong não sẽ thay đổi và trạng thái thể chất sẽ được thư giãn. Trong quá trình này, trẻ có thể học cách kiểm soát cơ thể và cảm xúc của mình một cách hợp lý.

2. Thường xuyên tương tác, chơi đùa với con

Sự tương tác của cha mẹ có thể thúc đẩy trẻ phát triển trí tuệ hiệu quả. Dù bận rộn đến mấy, cha mẹ cũng cần dành thời gian giao tiếp, vui đùa với con. Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị một số món đồ chơi ở nhà, cho con tự do khám phá.  

Hãy hướng dẫn trẻ huy động các giác quan để cảm nhận tính chất của các đồ vật này. Cha mẹ cũng có thể cùng chơi những trò "trải nghiệm cuộc sống". Chẳng hạn dùng cốc để uống nước, chải đầu, rửa mặt bằng khăn, dùng chổi quét nhà. Những "trò chơi" này không chỉ dạy con cách sử dụng các món đồ vật hàng ngày một cách chính xác mà còn giúp trẻ nâng cao nhận thức về môi trường, thúc đẩy sự phát triển trí não.

3. Giúp trẻ phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ

Các bậc cha mẹ thường xuyên đọc truyện tranh cho con nghe thường nhận thấy trẻ có phản ứng, nói câu tiếp theo ngay sau khi cha mẹ vừa đọc xong câu trước. Điều này là bởi khi nghe đi nghe lại một câu chuyện, một từ hay một câu nào đó, trẻ sẽ lưu lại ấn tượng sâu sắc, sự phát triển ngôn ngữ được kích thích. 

Một cuộc khảo sát cho thấy có sự khác biệt lớn giữa những đứa trẻ thường xuyên nghe kể chuyện và những đứa trẻ không nghe kể chuyện ở độ tuổi lên 4. Những đứa trẻ thường xuyên nghe kể chuyện không chỉ có vốn từ vựng cao hơn mà còn có chỉ số IQ tương đối cao hơn.

Thực tế, một số nghiên cứu cũng chỉ ra, chỉ 15% thành công trong sự nghiệp của một người được xác định bởi kiến thức chuyên môn và mức độ thông minh, và 85% còn lại phụ thuộc vào kỹ năng ngôn ngữ, bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói và khả năng thuyết phục người khác.

Theo Thanh Hương

Cùng chuyên mục
XEM