Nên mua nhẫn cưới bằng vàng hay kim cương - Tôi và người yêu cãi nhau to, ngộ ra: Quy tắc sinh tồn cao nhất là ĐỪNG BAO GIỜ cố thuyết phục người khác!
Thay vì vắt óc và lãng phí lời nói, tốt hơn hết bạn nên tôn trọng người khác, dành thời gian và sức lực cho bản thân.
01
Cách đây vài ngày, tôi có xem được một bài đăng, nội dung là ảnh chụp màn hình lịch sử trò chuyện của một cặp đôi, hai người đang tranh cãi xem nên mua nhẫn vàng hay nhẫn kim cương cho đám cưới. Cô gái nói rằng mình thích nhẫn kim cương và kết hôn thì phải mua nhẫn kim cương, nhưng chàng trai lại nghĩ rằng kim cương sẽ mất giá nên mua vàng sẽ giữ được giá trị. Để thuyết phục bạn gái, chàng trai thậm chí còn gửi một bài viết dài về quá trình hình thành vàng và kim cương.
"Kim cương sợ lửa, ngụ ý rằng tình yêu không thể vượt qua thử thách. Kim cương mất giá trị khi có được, ngụ ý rằng tình yêu sẽ sau khi kết hôn sẽ phai nhạt", chàng trai biện dẫn. Cô gái không tìm ra lý do phản bác nên đã thỏa hiệp, đồng ý mua vàng. Người bạn trai biết cô gái dù ngoài miệng thỏa hiệp nhưng trong lòng vẫn không phục nên tiếp tục giải thích ưu điểm của vàng và nhược điểm của kim cương. Cô gái bất lực, chỉ có thể đồng ý và quyết định tự mình mua chiếc nhẫn kim cương.
Nhưng chàng trai không chịu bỏ cuộc và tiếp tục tranh luận, hy vọng thuyết phục được bạn gái thông qua những dẫn chứng mà mình đưa ra: " Của hồi môn và quà tặng đều được làm bằng vàng, sau này nếu gặp khó khăn về tiền bạc thì vàng có thể bán đi và có thể thu được một ít lợi nhuận. Kim cương sau khi mua sẽ mất giá".
…
Cô bạn gái không chịu nổi, mỉa mai: " Mua một chiếc nhẫn kim cương anh cũng phải cân nhắc xem liệu nó có duy trì được giá trị hay không, có khi nào anh cũng cần cân nhắc xem kết hôn có kiếm được tiền hay không?"
" Nực cười, em chỉ muốn mua cái đó một lần trong đời, vậy mà anh cứ làm như ngày nào em cũng muốn mua nó vậy."
"Dù sao thì trong hôn nhân, giữ giá trị là quan trọng nhất, thái độ của mẹ là quan trọng nhất, còn cảm xúc của em không là gì trong mắt anh cả."
Các chàng trai tiếp tục cố gắng thuyết phục các cô gái, nhưng cô gái vẫn không bỏ cuộc, họ không tìm ra giải pháp cuối cùng.
Tôi từng đọc được một câu nói như vậy: Việc khó nhất trên đời là nhét suy nghĩ của mình vào đầu người khác. Không phải loài chim nào cũng bay về cùng một hướng và không phải ai cũng thích ăn những món ăn giống nhau. Rất khó để có thể thay đổi quan điểm của ai đó. Quy tắc sinh tồn cao nhất của người lớn là đừng bao giờ cố gắng thuyết phục ai đó.
02
Trong cuộc sống, chúng ta luôn quen với việc lý luận với người khác, phân tích ưu nhược điểm và hy vọng có thể thuyết phục được người khác. Nhưng khi tôi nói tôi đúng, anh nói anh đúng thì đa phần hai bên sẽ tranh cãi và kết thúc không vui.
Thực ra, mỗi chúng ta ở một vị trí khác nhau và nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác nhau. Cũng giống như tê giác, vì tê giác có sừng giữa hai mắt nên nó nhìn thế giới khác với những gì người khác nhìn thấy. Trong thế giới của loài tê giác, nhìn đâu cũng thấy sừng.
Điều này cũng đúng khi nói đến mối quan hệ giữa các cá nhân. Vì trải nghiệm và hoàn cảnh khác nhau nên nhận thức cũng có sự khác biệt lớn. Ngay cả khi đối mặt với cùng một sự việc, chúng ta cũng có thể có ý kiến khác nhau.
Một nhà giáo dục từng nói: "Chúng ta không cần tranh cãi với ai khác. Chúng ta có quan điểm khác nhau và cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Bạn đúng và tôi cũng đúng. Cả hai chúng ta đều đúng. Tại sao tôi phải thuyết phục bạn? Tại sao bạn lại cần phải thuyết phục tôi? ?"
Đúng vậy, mỗi người đều nhìn nhận các vấn đề theo quan điểm riêng của mình. Ngay cả khi họ đối mặt với cùng một vấn đề, họ sẽ nhận được những câu trả lời khác nhau từ những góc nhìn khác nhau.
Anh cho rằng khi kết hôn nên mua vàng thì tốt hơn nhưng em nghĩ kim cương có ý nghĩa hơn, nếu anh tôn trọng tình cảm của em thì nên dừng việc thuyết phục em lại.
Thay vì tranh cãi, hãy tôn trọng và chấp nhận. Có một lý thuyết kinh điển trong tâm lý học gọi là sự bất hòa về nhận thức, tức là nếu hai nhận thức không nhất quán với nhau thì chúng ta sẽ điều chỉnh suy nghĩ của mình để giảm bớt sự khó chịu.
Nói cách khác, chúng ta luôn có xu hướng nghĩ rằng "Tôi đúng". Ví dụ, nếu thần tượng của bạn làm điều gì sai hoặc nói sai nhưng vì bạn chọn làm fan của thần tượng này nên để chứng minh rằng lựa chọn của mình là đúng, bạn sẽ tìm cách bảo vệ họ: "Cái này là hiểu lầm thôi" hay "Anh ấy/cô ấy có lý do riêng của mình."
Một học trò của triết gia nhà Minh, Trung Quốc, Vương Dương Minh từng hỏi ông: "Thầy ơi, con mắc rất nhiều lỗi, sao thầy không nhắc nhở con?". Vương Dương Minh hỏi: "Ta không nhắc nhở ngươi, làm sao ngươi biết ngươi phạm sai lầm?". Người đệ tử đáp: "Sau khi học xong, con mới biết điều đó".
Vương Dương Minh nói: "Cho nên ta dạy ngươi học". Học trò có chút bối rối: "Ý con là, thầy nên giúp con sửa chữa sai lầm phải không ạ?" - Vương Dương Minh cười nói: "Người khác làm sao có thể sửa chữa lỗi lầm của chính mình? Chỉ có ngươi mới có thể sửa chữa sai lầm của chính mình."
***
Người dạy người, bao nhiêu cũng không đủ, việc dạy người, một lần là thấm. Chỉ 1% người thức tỉnh thông qua lời nhắc nhở của người khác, trong khi có tới 99% thông qua bài học từ xã hội. Vì vậy, bạn không cần phải tốn nhiều công sức để thuyết phục ai đó. Ngay cả khi bạn có nhận thức cao, bạn cũng khó có thể khiến một người thức tỉnh, bởi lẽ hầu hết mọi người sống để ngủ ngon hơn chứ không phải để thức dậy.
Sức mạnh thực sự của một người không nằm ở việc thuyết phục hay thay đổi người khác, mà nằm ở việc tôn trọng quyền tự do lựa chọn của mỗi cá nhân và sống cuộc sống mà mình mong muốn.
Suy cho cùng, bạn không phải là họ và bạn không thể đồng cảm với cuộc sống của người khác. Thay vì vắt óc và lãng phí lời nói, tốt hơn hết bạn nên tôn trọng người khác, dành thời gian và sức lực cho bản thân. Khi không ngừng nhìn vào bên trong mình, chúng ta sẽ thấy cuộc sống trở nên trọn vẹn và đầy màu sắc hơn.