Nền kinh tế chia sẻ đang "làm mưa, làm gió" tại trên thế giới như thế nào?

02/02/2018 21:07 PM | Kinh doanh

Nền kinh tế chia sẻ đã bắt nguồn từ lâu nhưng hiện nay đang có những bước đột phá và bất chấp tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới đang có dấu hiệu chững lại, thì các chuyên gia đánh giá kinh tế chia sẻ vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ bởi nó đang dần trở nên quen thuộc trong xã hội hiện đại.

Mô hình kinh tế chia sẻ đang là hiện tượng "làm mưa làm gió" tại môi trường kinh doanh thế giới, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Một vài con số biết nói về kinh tế chia sẻ qua các cuộc khảo sát như tại Trung Quốc, theo trang tin ECNS của nước này, quy mô của thị trường kinh tế chia sẻ trong năm 2015 đã vượt ngưỡng 1.000 tỉ nhân dân tệ (hơn 152,8 tỉ USD).

Tại Mỹ, tổng giá trị các công ty tham gia loại hình kinh tế chia sẻ đã đạt trên 463,9 tỉ USD, chiếm hơn 3% GDP nước Mỹ. Ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse dự đoán tổng giá trị giao dịch của những khách hàng tham gia chia sẻ trong năm 2025 sẽ đạt mức 335 tỉ USD… các chuyên gia cũng cho biết, loại hình kinh tế chia sẻ không còn là một thị trường ngách hay một hiện tượng nhất thời mà tương lai gần là môi trường kinh doanh toàn cầu.

Nền kinh tế chia sẻ giúp tối đa hóa lợi ích từ nguồn lực sẵn có

Bên cạnh đó, sự phát triển của nền công nghệ số đã đem đến lợi ích cho không chỉ các nền kinh tế, các doanh nghiệp, mà còn tác động tích cực đến đời sống từng cá nhân, giúp nhiều người tận dụng tốt hơn những thành tựu công nghệ thông tin để tối đa hoá lợi ích từ những nguồn lực có sẵn, thông qua việc chia sẻ, tận dụng các nguồn lực dư thừa của nhau.

Do đó, mô hình “Kinh tế chia sẻ - Sharing Economy” trong thời đại công nghệ 4.0 sẽ giúp cho người tiêu dùng có thể chia sẻ, tận dụng tối đa các nguồn lực dư thừa của nhau như nhà cửa, xe cộ, vật dụng v.v.., thay vì phải chi phí đầu tư mới cho việc mua sắm, sở hữu tài sản đó. Đa phần ở mô hình kinh tế chia sẻ, trang web/ứng dụng/mobile apps đóng vai trò là cầu nối thông tin, xác nhận danh tính của người mua và bán.

Cùng với đó, sự thay đổi của các phương thức tìm kiếm thông tin và mua sắm hàng hóa của người dùng bằng thương mại điện tử và mạng xã hội đã đặt ra một thách thức không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng của Grab; sự ra đời của hàng loạt start-up trong nước như Ahamove.com, jupviec.vn, dobody.vn…; hay tốc độ phủ sóng lên người tiêu dùng là những minh chứng không thể chối cãi cho những lợi ích mà mô hình kinh tế chia sẻ đem lại.

-

Thế Trần

Cùng chuyên mục
XEM