Năng lực thích ứng trong DN - Làm gì để linh hoạt chủ động?

24/03/2020 11:30 AM | Xã hội

Đã đến lúc, khả năng thích ứng linh hoạt của DN cần nhìn nhận như một năng lực nền tảng, chứ không đơn thuần là một kỹ năng "phát sinh" để ứng phó với những biến động của thị trường.

Như quy luật chung của mọi hiện tượng, trong kinh doanh, những thay đổi dù tích cực hay tiêu cực đều được xem là điều kiện bắt buộc để kích thích sự phát triển. Song khác với nhiều người lầm tưởng, độ lớn của thách thức không nằm ở quy mô và mức độ của biến động mà ở chính phương pháp đối mặt với những thay đổi ấy.

Tức là, biến động dù lớn hay nhỏ thế nào, nếu không có năng lực thích ứng phù hợp thì nguy cơ thất bại là rất lớn. Nhìn rộng ra, Covid-19 nói riêng hay dịch bệnh nói chung không phải là vấn đề mới.

Nói như ông Phạm Phú Ngọc Trai, Cựu CEO Pepsico đăng tải trên tạp chí Forbes gần đây, dịch bệnh chỉ là một yếu tố bổ sung cho nhóm các yếu tố bất định, vốn đang diễn ra trong hai năm trở lại đây.

Theo đó, có 3 sai lầm phổ biến nhất mà DN đang gặp phải khiến họ yếu thế khi ứng phó trước các biến động là: thiếu cảnh giác, hiểu biết thiếu toàn diện và linh hoạt thiếu chủ động.

Nhận diện "bẫy thích ứng"

Thiếu cảnh giác được ví như hiện tượng "ếch trong nồi". Nhiều chủ DN khi kinh doanh chỉ tập trung đặt mục tiêu tăng lợi nhuận mà lơ là việc tìm hiểu, bồi dưỡng thêm các kiến thức phổ quát về ngành và quản trị nền tảng cũng như bỏ qua việc nâng cao các năng lực cốt lõi cho bản thân và toàn thể đội ngũ.

Do đó, khi xảy ra các thay đổi - kể cả những biến động có thể dự đoán trước như số hoá, họ khó lòng ứng phó để giữ nhịp phát triển của DN thậm chí chỉ loay hoay với bài toán sinh tồn. Điều này được ví như hiện tượng con ếch chết dần mà không thể thoát thân khi bị "luộc chín" tăng dần đều từ lúc nước còn lạnh.

Năng lực thích ứng trong DN - Làm gì để linh hoạt chủ động? - Ảnh 1.

Các "bẫy thích ứng" sẽ kéo dài thời gian ứng phó của DN trước những biến đổi và gây khó khăn trong công tác hồi phục và phát triển bền vững về sau.

Sai lầm thứ hai là có kiến thức nhưng hiểu chưa sâu - còn gọi là "kiến thức lưng chừng", dẫn chứng rõ nhất nhìn từ quá trình số hoá nền kinh tế tại Việt Nam nhiều năm gần đây.

Nhiều DN vẫn còn mới bắt đầu mông lung tìm hiểu đã đành, số khác đã biết qua nhưng chưa tìm hiểu kỹ, lao đầu vào việc đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại, dữ liệu và cho thế là đủ, đúng.

Thực tế, dù công nghệ có phát triển vượt trội tới đâu, nhân tố cốt lõi của chiến lược số hoá vẫn là con người bao gồm lực lượng bên trong gồm ban lãnh đạo, nhân viên và lực lượng bên ngoài với đối tượng trọng tâm là khách hàng.

Vì thế DN không hề có chiến lược đầu tư kịp thời trong lộ trình tiếp cận xu hướng mới. Kết quả là "tiền mất - tật mang" mà hành trình số hoá thì (mãi) chỉ ở "biết rồi, khổ lắm, nói mãi".

Và thậm chí, cả khi DN đã hiểu sâu vấn đề và có những kế sách linh hoạt để đối mặt với biến động, thách thức vẫn còn đó nếu họ ngộ nhận giữa "khả năng thích nghi" (Flexibility) và "năng lực thích ứng linh hoạt" (Agility) - đây chính là sai lầm thứ 3.

Năng lực thích ứng linh hoạt (Agility) - Linh hoạt ở thế chủ động

Sự linh hoạt trong kinh doanh thường được hiểu là khả năng, kỹ năng ứng biến hay thích nghi trước những "sự kiện, sự cố, sự thay đổi" sẵn có hoặc đã xảy ra, tức ở thế bị động. Nhiều DN còn đề cao chiến thuật "tắc kè hoa" hay "du kích" như một minh chứng cho sự ứng biến cao của các DN nhỏ, đặc biệt là khối SMEs.

Năng lực thích ứng trong DN - Làm gì để linh hoạt chủ động? - Ảnh 2.

So sánh với vận động viên chạy vượt chướng ngại vật, Agility trong kinh doanh tương tự như sự thành thục cấu thành từ quá trình rèn luyện kỹ năng phản xạ và rút kinh nghiệm, sửa lỗi thường xuyên.

Tuy nhiên, Agility đòi hỏi một chuỗi các kỹ năng, năng lực và hành động nhiều hơn thế. Agility không chỉ đặt ra yêu cầu cao ở việc "thích nghi" nhanh với những tình huống bất ngờ, đặc biệt là các sự kiện không mong muốn (thay đổi tiêu cực) mà còn chú trọng đến việc "đi tắt đón đầu" những xu hướng và xu thế mới (thay đổi tích cực). Nói cách khác, Agility đề cao tính linh hoạt trong thế chủ động.

Như vậy, năng lực thích ứng linh hoạt là một tập hợp có hệ thống các kỹ năng thích nghi của DN - mà tính linh hoạt chỉ là một phần trong đó. Thế nên, để nâng cao năng lực thích ứng, DN cần tạo ra sự cân bằng hợp lý giữa tính linh hoạt và khả năng (tự) sửa chữa (fixedness).

Chuyển dịch thế nào thời "đại dịch"?

Năng lực thích ứng trong DN - Làm gì để linh hoạt chủ động? - Ảnh 3.

Đại dịch như Covid-19 chỉ là "một yếu tố bổ sung cho nhóm các yếu tố bất định" đặt ra yêu cầu cao hơn về năng lực Agility của DN.

Như vậy, năng lực thích ứng linh hoạt sẽ là điều kiện tiên quyết để DN đối mặt với những biến động. Song vấn đề ở chỗ, Agility sẽ được tiếp cận như thế nào và ứng dụng ra sao?

Trên thực tế nhiều DN còn thiếu các công cụ, nguồn thông tin đáng tin cậy để cập nhật năng lực này giữa bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến chuyển (làn sóng số hoá, 4.0), nghĩa vụ này lại càng trở nên cấp thiết.

Đặc biệt, hiện nay, trước ảnh hưởng sâu sắc của dịch Covid-19, vẫn chỉ như là một dẫn chứng rõ nét cho những thay đổi bất ngờ, không dự tính, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số đang thống trị nhiều lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của nhiều DN, việc thay đổi thói quen tư duy, làm việc và tiêu dùng của con người và trên hết là năng lực thích ứng linh hoạt (Agility) bắt đầu được nhìn nhận lại và trở thành chiến lược khẩn thiết.

Nhìn lại các giải pháp "online hoá hệ thống đào tạo" trong llĩnh vực giáo dục để ứng phó với dịch bệnh trong thời gian vừa qua có thể thấy trong khi sự linh hoạt (Flexibility) chỉ xem mô hình này (đào tạo online) như một cứu cánh tạm thời, một thử nghiệm với chuỗi dài những lần sửa chữa các bất cập (thay đổi đến đâu, sửa đến đó); thì năng lực thích ứng (Agility) lại nhìn nhận mô hình này như một trang bị cần phải có, không trước thì sau.

Năng lực thích ứng trong DN - Làm gì để linh hoạt chủ động? - Ảnh 4.

Việc các đơn vị đào tạo đột ngột chuyển từ hình thức dạy học truyền thống sang mô hình khác (online, truyền hình) không phải là chuyện đơn giản nếu không có sẵn năng lực thích ứng.

Tuy nhiên, một số đơn vị đào tạo sớm xác định được việc phát triển năng lực Agility như Dale Carnegie Việt Nam nhờ đó đã xây dựng thành công cho mình mô hình đào tạo online chuẩn hoá, bài bản và hạn chế ở mức gần bằng 0 các bất cập có thể gặp phải.

Cụ thể, vừa qua Dale Carnegie Việt Nam lần đầu tiên triển khai các giải pháp "Huấn luyện Trực tiếp Trực tuyến" (Học Trực tiếp trên nền tảng Trực tuyến) giúp DN trên mọi miền đất nước có cơ hội tiếp cận các giải pháp của Dale Carnegie toàn cầu.

Bên cạnh hai hình thức huấn luyện phù hợp với quy mô đào tạo đội ngũ phổ biến (trên dưới 30 người), gần 100 nội dung huấn luyện thiết thực với nhu cầu thực tế hiện nay (năng lực lãnh đạo, chăm sóc khách hàng, lợi thế bán hàng, hiệu quả chuyên môn…), điểm độc đáo của hệ thống "Huấn luyện Trực tiếp Trực tuyến" còn thể hiện ở tính chuyên nghiệp và chất lượng đã được kiểm chứng (khác với những giải pháp "tạm" khác).

Dale Carnegie cũng là tổ chức Toàn cầu duy nhất trong ngành đạt tiêu chuẩn Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2015, đảm bảo chuẩn hoá mọi hoạt động thiết kế và phát triển các giải pháp huấn luyện (bao gồm việc chuyển dịch và tuỳ chỉnh giải pháp), các bản đánh giá năng lực, việc huấn luyện và chứng nhận của Chuyên gia Huấn luyện. Ngoài ra, cổng thông tin học tập trực tuyến cũng luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ tài liệu cho học viên cùng chứng chỉ hoàn thành chương trình.

Đối với các lĩnh vực "không nằm trong chuyên môn" như IT, giải pháp online từ Dale Carnegie cũng đã chủ động đầu tư sử dụng nền tảng kỹ thuật mạnh mẽ - bao gồm hỗ trợ hoạt động nhóm và bảng tương tác thông minh, nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất cho người tham dự.

Hội thảo về năng lực thích ứng (Agility) dành riêng cho các lãnh đạo cấp cao

Ngoài việc triển khai giải pháp "Huấn luyện Trực tiếp Trực tuyến", với vị thế là đơn vị dẫn đầu trong hoạt động đào tạo năng lực quản trị con người trên toàn cầu, Dale Carnegie cũng chủ động xây dựng các hội thảo chuyên sâu về Agility.

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động thường niên nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng DN trên thế giới mang tên ‘Thought Leadership’ (định hướng lãnh đạo).

Năng lực thích ứng trong DN - Làm gì để linh hoạt chủ động? - Ảnh 5.

Đã đến lúc năng lực thích ứng linh hoạt (Agility) được quan tâm đúng mực như một nền tảng quản trị DN quan trọng thay vì là nhân tố bổ sung như nhiều DN vẫn nghĩ.

Cụ thể, sắp tới đây, Dale Carnegie Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo định hướng lãnh đạo: "Năng lực cạnh tranh mới trong thời đại số - Thích ứng linh hoạt (Agility)".

Video nghiên cứu khảo sát về năng lực thích ứng trong thời đại số của Dale Carnegie toàn cầu.

Theo đó, sự kiện sẽ nhằm cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức của các lãnh đạo DN tại Việt Nam về tầm quan trọng của năng lực Agility trong DN, chỉ ra những rào cản khiến DN chưa thể phát triển năng lực này cũng như hiến kế, đề xuất các giải pháp thực tiễn giúp DN thích ứng linh hoạt hơn trong kỷ nguyên số.

Hội thảo sẽ tập trung trình bày các vấn đề có liên quan trực tiếp đến khả năng thích ứng của DN trong thời đại số. Cụ thể, công bố các báo cáo về tác động của kỷ nguyên số đến vị thế cạnh tranh của DN đồng thời đưa ra các nhận định để giúp DN nắm bắt nhanh thông tin.

Ngoài ra, chuyên gia báo cáo sẽ phân tích 5 nền tảng cốt lõi để DN thích ứng linh hoạt và duy trì vị thế cạnh tranh trong thời đại số. Những nền tảng này bao gồm: (1) Mục đích/sứ mệnh của tổ chức, (2) Sự bền bỉ và sức bật (resilience), (3) Trí tuệ xã hội (social intelligence), (4) Công cụ và quy trình, (5) Năng lực hành động để thích ứng (capacity to act).

Năng lực thích ứng trong DN - Làm gì để linh hoạt chủ động? - Ảnh 6.

Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh, Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Dale Carnegie Việt Nam.

Đặc biệt, đến với hội thảo, ngoài việc tiếp cận các tài liệu chuyên sâu có giá trị, các nhà quản lý và lãnh đạo còn được hướng dẫn để đánh giá mức độ OA của DN mình thông qua việc thực hiện khảo sát online (assessment) bằng bộ câu hỏi chuyên sâu do chính Dale Carnegie toàn cầu biên soạn.

Kết quả khảo sát sẽ được cung cấp hoàn toàn miễn phí cho các DN tham dự, nhờ đó mà các nhà lãnh đạo có thể nhìn nhận lại năng lực "thích ứng" của DN để đưa ra các kế sách ứng phó phù hợp.

Được biết, hội thảo lần này được dẫn dắt bởi Chuyên Gia Báo Cáo, bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Dale Carnegie Việt Nam, chuyên gia tư vấn chiến lược và cố vấn thực tiễn về quản trị kinh doanh, văn hóa DN, đào tạo & phát triển các năng lực cốt lõi cho các nhà quản lý, lãnh đạo.

Hội thảo "Năng lực cạnh tranh mới trong thời đại số: Thích ứng linh hoạt" đặc biệt dành riêng cho lãnh đạo cấp cao (chủ tịch HĐQT, phó chủ tịch, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc) của các công ty có quy mô trên 100 nhân viên. Mỗi công ty đại diện 1 người tham dự. Đăng ký tham dự tại đây .

Chương trình được tài trợ 100% chi phí bởi Dale Carnegie Việt Nam, diễn ra từ 8g30 - 12g00 ngày 4/6/2020, tại tòa nhà Emerald Central, số 69-71 Huỳnh Tịnh Của, P.8, Q.3, TP. HCM.

Mọi thắc mắc về chương trình vui lòng liên hệ thông qua:

Điện thoại: 028 3910 5055 - số nội bộ: 143, gặp Ms. Cẩm Tú

Ánh Dương

Từ khóa:  doanh nghiệp
Cùng chuyên mục
XEM