Nam nhân viên 29 tuổi bất ngờ nôn ra bọt, đột tử sau liên hoan cuối năm cùng đồng nghiệp, bác sĩ nhắc nhở 1 hành vi nhỏ sau khi uống rượu có thể gây chết người

22/01/2022 11:39 AM | Sống

Với những bữa tiệc, đặc biệt là tiệc liên hoan, tất niên, tân niên thì rượu bia là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đừng để rượu bia trở thành “thuốc độc” giết người.

Anh Long (Bắc Kinh, Trung Quốc) vốn là 1 người có tửu lượng tốt, lại rất hòa đồng nên thường xuyên được mời tới các buổi tiệc rượu. Vào những ngày làm việc cuối cùng trước Tết Nguyên đán, công ty anh liên tục tổ chức các bữa tiệc liên hoan.

Trưa ngày hôm đó, được nghỉ làm sớm nên anh cùng 1 nhóm đồng nghiệp nam ra ngoài ăn cơm. Theo lời 1 đồng nghiệp thân thiết kể lại, anh Long có uống khoảng 0,7 lít rượu trắng trong bữa ăn. Uống xong, anh vẫn có thể tự lái xe trở về nhà nghỉ ngơi.

Đến chiều tối cùng ngày, công ty tổ chức liên hoan cuối năm trước khi nghỉ Tết nên tiếp tục gọi anh Long tới. Do hơi mệt nên anh chỉ uống khoảng 2 đến 3 cốc rượu, chưa đến 400ml. Tuy nhiên, đến lúc ra về vào tối muộn, đồng nghiệp thấy anh đi không vững và có vẻ rất buồn ngủ nên dìu anh về ký túc xá của công ty ở gần đó để tiện chăm sóc.

Nam nhân viên 29 tuổi bất ngờ nôn ra bọt, đột tử sau liên hoan cuối năm cùng đồng nghiệp, bác sĩ nhắc nhở 1 hành vi nhỏ sau khi uống rượu có thể gây chết người - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đến khoảng 3 giờ sáng, anh Long bất ngờ nôn ra nhiều bọt trắng, khó thở, thậm chí không thể ngồi dậy nổi. Đồng nghiệp vội vàng gọi cấp cứu nhưng không may anh đã tử vong trước khi nhân viên y tế đến, hưởng dương 29 tuổi.

Đừng làm 1 việc sau khi uống rượu bia

Các chuyên gia y tế cho biết, sát Tết và trong Tết Nguyên đán là thời điểm số lượng các ca nhập viện vì ngộ độc rượu bia tăng đỉnh điểm.

Nam nhân viên 29 tuổi bất ngờ nôn ra bọt, đột tử sau liên hoan cuối năm cùng đồng nghiệp, bác sĩ nhắc nhở 1 hành vi nhỏ sau khi uống rượu có thể gây chết người - Ảnh 2.

Mặc dù có tửu lượng khá, nhưng anh Long đã liên tục uống rượu bia trong vài ngày liên tiếp. Hơn nữa, ngày hôm đó khoảng cách giữa 2 lần uống rượu của anh quá ngắn, khiến dạ dày, gan không thể chuyển hóa kịp.

Không chỉ vậy, rượu còn làm giảm tốc độ của hoạt động tiêu hóa trong dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa chậm hẳn đi. Lúc này, các protein lưu lại trong dạ dày sẽ bắt đầu thối rữa tạo ra các chất khác độc hại cho cơ thể và gây phản ứng buồn nôn hoặc nôn mửa. Quá trình này trong y học lâm sàng còn gọi là liệt dạ dày nhẹ do bia rượu.

Tuy nhiên, giống như rất nhiều người khác khi bị say rượu, anh Long đã dùng tay để móc họng để nôn khi cảm thấy người mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn. Bác sĩ cho biết đây là 1 hành động cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong, nhất là trong trạng thái không tỉnh táo, say rượu hay quá kích động.

Trên thực tế, trong y học quả thật có "phương pháp gây nôn", nhưng không phải dùng để giải rượu mà là để cứu những người đã uống nhầm thuốc và chất độc. Điều quan trọng là nó phải được thực hiện bởi nhân viên y tế và người cần điều trị vẫn phải có ý thức vào thời điểm gây nôn.

Nam nhân viên 29 tuổi bất ngờ nôn ra bọt, đột tử sau liên hoan cuối năm cùng đồng nghiệp, bác sĩ nhắc nhở 1 hành vi nhỏ sau khi uống rượu có thể gây chết người - Ảnh 3.

Nguyên tắc gây nôn là đưa một ngón tay vào miệng để kích thích 1 bộ phận của cổ họng gọi là “nắp thanh quản” khiến chúng ta cảm thấy buồn nôn và nôn ra. Nhưng nếu làm không đúng cách, rất dễ gây tắc khí quản, nghẹt thở hoặc viêm tụy dẫn đến tử vong.

Nếu móng tay dài hoặc quá cứng, có thể chọc thủng họng. Hành động móc họng để nôn cũng có thể làm tổn thương thực quản trầm trọng hơn. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng viêm thực quản trào ngược và loét thực quản có thể gây chảy máu nghiêm trọng. Nó cũng dễ làm thay đổi hoạt động bình thường của đường tiêu hóa, từ đó gây tổn hại đến chức năng tiêu hóa.

Vì vậy, tốt nhất đừng bao giờ dại dột mà móc họng bằng tay hay bất kỳ dị vật nào sau khi uống rượu, nhất là nếu đã say. Thay vào đó, hãy uống thuốc giải rượu, 1 cốc trà xanh, trà gừng hoặc cà phê đặc, nhiều nước lọc để đẩy nhanh quá trình bài tiết rượu bia.

Tốt nhất là dù lễ, Tết cũng không nên uống quá nhiều rượu bia, luôn ăn lót dạ trước khi uống và nhớ uống từ từ. Ngoài ra, hãy tránh ăn tất cả các loại thực phẩm trong 1 vài giờ sau khi nôn và cố gắng nằm ngủ ở nơi ấm áp, khuất gió để nhanh tỉnh táo hơn.

Nguồn và ảnh: Sohu, Aboluowang, Asia One

Theo Khuê Lăng

Cùng chuyên mục
XEM