Muốn start-up thành công, nhất định phải đủ sức vượt qua 8 khó khăn này
Khởi nghiệp chưa bao giờ là con đường dễ dàng. Khi đã quyết định startup, lập nghiệp riêng, chắc chắn bạn sẽ phải chấp nhận những rủi ro cũng như thử thách, khó khăn đi kèm.
Bạn mới bắt đầu hoặc đang chuẩn bị bước vào con đường khởi nghiệp và khao khát thành công. Chính vì đang ở giai đoạn sống sót, bạn chưa thể bao quát được tất cả, bạn thiếu kinh nghiệm để quản trị và điều đó dẫn tới có hàng trăm vấn đề từ nhân sự, chiến lược, kinh doanh, tài chính, ….
Có thể kể đến 8 khó khăn lớn nhất mà các Startup phải đối mặt bao gồm:
1) Mô hình kinh doanh - Truyền thông - Marketing để thu hút thêm nhiều khách hàng
Đầu tiên bạn phải xây dựng được chính xác chân dung khách hàng mục tiêu chính của mình, đặc điểm độ tuổi, giới tính, địa bàn, thu nhập, khả năng chi trả, thói quen, sở thích, …
Tiếp theo bạn cần phải hiểu và biết cách tổ chức bộ máy kinh doanh hiệu quả gồm từ khâu Truyền thông, Marketing cho tới việc tổ chức đội ngũ Sales để bán hàng và chốt đơn hàng.
Ngoài ra, để tạo ra sự khác biệt và điểm nhấn thương hiệu, bạn cần biết cách xây dựng lộ trình trải nghiệm khách hàng tối ưu nhất và cài đặt vào đó các giá trị độc đáo.
2) Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá
Có được sản phẩm độc đáo, tạo ra được giá trị cho khách hàng và được khách hàng chấp nhận là bạn đã thành công nhưng chưa đủ. Yếu tố quan trọng kết nối giữa kinh doanh với hiệu quả tài chính, đó là chiến lược giá.
Chiến lược giá thể hiện việc bạn nhắm vào phân khúc khách hàng nào. CEO cần phải biết cách phân tích các cấu phần tạo nên giá của sản phẩm và tính toán cài đặt cho phù hợp.
Bên cạnh giá, CEO cũng còn phải biết lựa chọn các danh mục sản phẩm, theo 3 nhóm từ sản phẩm dẫn, sản phẩm doanh số, đến sản phẩm lợi nhuận. Chiến lược các nhóm sản phẩm phối hợp với nhau để tăng khả năng thu hút khách hàng và tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3) Huy động vốn và Quản lý dòng tiền
Các CEO Startup thường rất nhanh chóng hình thành nên các ý tưởng để mở rộng hoạt động kinh doanh và thu hút khách hàng, nhưng để tài trợ cho các hoạt động đó, bạn cần tiền.
Để có thể huy động được vốn từ các nhà đầu tư, bạn cần phải biết cách trình bày bản kế hoạch kinh doanh và đầu tư, trình bày hiệu quả tài chính cho nhà đầu tư và tính khả thi của kế hoạch.
Bạn phải kiểm soát hiệu quả chi tiêu thông qua việc xây dựng được bảng CCSC điều khiển trung tâm hệ thống tài chính của doanh nghiệp và biết cách quản lý các hạn mức chi phí, kiểm soát dòng tiền.
4) Tổ chức bộ máy tinh gọn hiệu quả
CEO Startup cần trang bị cho mình kiến thức nền tảng về việc xây dựng và tổ chức bộ máy doanh nghiệp, xây dựng luồng công việc và phân công công việc tới từng bộ phận, từng nhân sự.
Hơn lúc nào hết, ở giai đoạn Startup, Bạn phải biết cách tổ chức bộ máy nhân sự thật sự tinh gọn và đa năng, tập trung vào các chức năng cốt lõi như tạo sản phẩm dịch vụ và cung ứng, phục vụ khách hàng, truyền thông, quảng bá và bán hàng, thu tiền, kiểm soát chi tiêu mua sắm và báo cáo hiệu quả kinh doanh.
5) Tuyển được người giỏi
Một Startup muốn thành công cần phải kết hợp được 3 yếu tố năng lực: Chuyên môn - Kinh doanh - Tài chính. Rất hiếm khi 1 CEO Startup hội tụ cùng lúc được cả 3 yếu tố này. Do đó để thành công, Bạn cần phải gây dựng được 1 đội nhóm Co-Founder mạnh, đủ các mảnh ghép năng lực nêu trên để bổ trợ cho nhau.
Để thu hút và giúp đội nhóm Core Team gắn bó với nhau cùng đi đến thành công, là CEO đứng đầu, ngoài việc có tầm nhìn, có hoài bão lớn, bạn còn cần phải biết cách Xây dựng Bộ Luật chơi trong doanh nghiệp phân chia rõ trách nhiệm và quyền lợi phù hợp cho các thành viên.
6) Lập kế hoạch, báo cáo, quản lý thời gian
Để đảm bảo tính khả thi và kết nối với mục tiêu kinh doanh của công ty, bạn cần phải biết cách lập kế hoạch hành động cho bản thân, cho các bộ phận.
Bên cạnh đó bạn cũng cần phải biết cách xây dựng hệ thống báo cáo để kiểm soát tính hiệu quả của công việc, biết cách phân tích nguyên nhân và giải pháp để hiệu chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế kinh doanh.
Đồng thời là 1 CEO, bạn cũng phải biết những nhiệm vụ quan trọng nhất của mình là gì và phân bổ thời gian phù hợp cho các nhiệm vụ chính đó.
7) Xử lý vấn đề tài chính, thuế, pháp lý
Ở quy mô Startup, chắc chắn bạn chưa có đủ kiến thức và nguồn lực để làm tốt các vấn đề liên quan tới quản trị tài chính, thuế và pháp lý. Do đó bạn chỉ cần trang bị cho mình Tư duy quản trị tài chính, còn lại bạn có thể sử dụng các dịch vụ thuê ngoài để hỗ trợ mình.
8) Thiếu kiến thức nên năng lực ra quyết định yếu
Thành công bước đầu khi khởi nghiệp chính là bạn có ý tưởng sản phẩm và mô hình kinh doanh phù hợp để thu được lợi nhuận. Tuy nhiên để mở rộng và thành công thì bạn cần phải trang bị thêm cho mình những kiến thức quản trị nền tảng để có thể giải quyết được những khó khăn nêu trên.
Thiếu kiến thức, kinh nghiệm khiến CEO ra quyết định vội vàng, thiếu cơ sở, mạo hiểm và phải trả giá, hoặc ra quyết định bội vàng dẫn đến mất cơ hội thị trường, mất cơ hội đầu tư.
Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam sẽ luôn đồng hành cùng với các CEO trong suốt lộ trình 4 giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, từ Khởi nghiệp và Sống sót, Chuẩn hóa và Mở rộng, Tối ưu hóa và Nhân bản, đến Tự động hóa.
Các kiến thức và kinh nghiệm thực chiến được chia sẻ bởi ông Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Holding cùng đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm thực tế trên tất cả các lĩnh vực.
Truy cập ngay trang Youtube Học viện CEO Việt Nam - Đăng ký theo dõi để cập nhật thường xuyên những thông tin bổ ích về quản trị và vận hành doanh nghiệp.
Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam
Website: ceovietnam.edu.vn
Hotline: 0986 77 66 22
Youtube: https://www.youtube.com/c/CeovietnamEduVn/
Fanpage: https://fb.com/HocVienCEOVietNam/