Mùa đông sắp đến với các 'kỳ lân tỷ USD' ở châu Á trong năm 2020

06/01/2020 09:59 AM | Kinh doanh

"Các nhà đầu tư sẽ xem xét và đưa ra quyết định rót tiền vào các công ty dựa theo mùa. Và giờ đang là mùa đông".

Sự bùng nổ kỳ lân ở châu Á đã chậm lại trong năm 2019 trên phương diện số lượng được tạo ra và mức huy động vốn trong bối cảnh các nhà đầu tư đã quan tâm hơn về giá trị của các startup theo sau phi vụ IPO đổ bể của WeWork.

Trong những ngày đầu năm mới 2020, các chuyên gia nhận định rằng "mùa đông" sẽ đến với những khoản đầu tư mạo hiểm. Các startup tỷ USD của châu Á sẽ được thử thách để chứng minh lợi ích của sự tăng trưởng, đặc biệt là nếu họ theo đuổi mục tiêu về một thương vụ IPO.

Theo dữ liệu của PitchBook Data, có 23 startup châu Á đạt đến vốn hóa 1 tỷ USD để gia nhập câu lạc bộ các kỳ lân trong năm 2019, chỉ bằng gần một nửa so với con số 42 vào năm trước. Tổng thể hoạt động huy động vốn của các kỳ lân ở Đông Nam Á cũng giảm mạnh với số lượng các thỏa thuận giảm 36% xuống còn 75 thỏa thuận và tổng số vốn huy động được giảm xuống còn 21 tỷ USD, 1/3 trong số đó huy động được trong năm 2018.

2019 là thời điểm quan trọng đối với ngành công nghiệp startup toàn cầu khi những công ty dẫn đầu như Uber và Lyft cho thấy phong độ yếu kém sau IPO, chưa kể đến vụ bê bối của We Company – công ty chủ quan của WeWork.

Điều đó là cực kỳ có ý nghĩa với châu Á – khu vực đang trải qua tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, sự kỹ thuật số hóa nhanh chóng thu hút các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới – cuối cùng làm thổi phồng giá trị các startup.

"Các nhà đầu tư sẽ xem xét và đưa ra quyết định rót tiền vào các công ty dựa theo mùa vụ. Vâng, và giờ đang là mùa đông", theo đồng CEO Gojek – startup kỳ lân lớn nhất Indonesia. Giá trị của Gojek đã đạt 10 tỷ USD vào năm 2019 – lớn thứ 2 Đông Nam Á chỉ sau đối thủ Grab - ở mức 14 tỷ USD. Tuy nhiên, cả 2 công ty đều huy động được ít vốn hơn trong năm 2019 so với năm 2018.

Mùa đông sắp đến với các kỳ lân tỷ USD ở châu Á trong năm 2020 - Ảnh 1.

Biến động các chỉ số chứng khoán lớn trong năm 2019.

Trong thập kỷ vừa qua, các startup châu Á mà dẫn đầu là Trung Quốc – nơi tạo ra một trong những startup giá trị nhất thế giới giống như ByteDance – công ty mẹ của TikTok và ứng dụng Didi Chuxing – trị giá lần lượt 75 tỷ USD và 56 tỷ USD.

Trong năm 2019, 14 trong số 23 kỳ lân châu Á tới từ Trung Quốc gồm cả startup cho thuê căn hộ trực tuyến Danke Apartment và nền tảng trang trí nhà Kujiale. Việc có khả năng thúc đẩy nền kinh tế nội địa và hứa hẹn về việc sáng tạo ra công nghệ như trí thông minh nhân tạo, Trung Quốc có thể sẽ dẫn đầu sự tạo ra kỳ lân châu Á trong năm 2020, mặc dù ở tốc độ chậm hơn.

"Giá trị sẽ bị xem xét và kiểm tra gắt gao hơn. Mọi người sẽ hướng trọng tâm vào việc cách các startup này có thể tạo ra lợi nhuận hay bao lâu cho đến khi lợi nhuận của họ biến từ màu đỏ sang đen".

Dĩ nhiên viễn cảnh tới mục tiêu có lợi nhuận sẽ khó khăn, đặc biệt với những công ty Trung Quốc bởi cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nhiều startup Trung Quốc "chọn đầu tư vào các doanh nghiệp cho đến khi trở thành người dẫn đầu thị trường. Và lợi nhuận là câu chuyện phía sau đó".

Đặc biệt là với các startup Trung Quốc – bối cảnh hiện giờ gắn với việc nền kinh tế đang chậm lại, ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại. Tốc độ tăng trưởng GDP gần đây đã chậm lại và đạt mức thấp nhất trong vòng 3 thập kỷ. Điều đó có thể tạo thêm thử thách cho niềm tin của các nhà đầu tư và khiến họ buộc phải đưa ra những quyết định rót vốn có chọn lọc hơn.

Từng khu vực tại châu Á cũng sẽ có ít thương vụ huy động vốn lớn hơn vào năm 2020, theo James Riney – nhà sáng lập kiêm CEO của Coral Capital – một quỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Tokyo.

"Từng có một sự trù phú về nguồn vốn, được tạo ra bởi những nhà đầu tư lớn như Softbank nhưng hiện tại đã khác".

Tất cả những điều đó để nói rằng các startup tỷ đô hiện giờ sẽ cần phải chứng minh năng lực và khả năng có lãi nhiều hơn trong bối cảnh môi trường thay đổi nhanh - để các nhà đầu tư – cả tư nhân và đại chúng có thể tự tin hơn.

"Sau Uber và WeWork, những cụm từ được nói nhiều hơn cả sẽ là có lợi nhuận và bền vững. Những startup chứng minh được mình sở hữu những yếu tố kể trên và vẫn đang đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu mạnh sẽ không gặp vấn đề gì về huy động vốn cả".

Vân Đàm

Cùng chuyên mục
XEM