Một trào lưu “nghỉ hưu rực rỡ” đang rộ lên ở đất nước tỉ dân: U80 vẫn học đại học, chi vài triệu đồng để học cắm hoa, catwalk cho… yêu đời

21/07/2023 16:50 PM | Sống

Hãy cùng chúng tôi tham gia một chuyến đi đến ngôi trường Đại học dành cho người cao tuổi ở Trung Quốc, để hiểu tại sao mô hình này lại hot đến mức giới trẻ cũng phải ghen tị!

Một trào lưu “nghỉ hưu rực rỡ” đang rộ lên ở đất nước tỉ dân: U80 vẫn học đại học, chi vài triệu đồng để học cắm hoa, catwalk cho… yêu đời - Ảnh 1.

Nhiều người đùa rằng ngôi trường này thậm chí còn vượt xa cả Đại học Thanh Hoa và Bắc Đại, vì nơi đây giảng dạy rất nhiều các chuyên ngành. Thể lực, tinh thần cũng như độ tuổi của sinh viên đều vượt xa độ tuổi trung bình của các sinh viên thông thường. Nơi cũng là thiên đường để kết bạn dành cho người cao tuổi.

Vô số người về hưu đã tới đây, cùng ngâm thơ, ca hát, thể hiện tài năng của mình để tạo nên tuổi “hoàng hôn rực rỡ”.

Ngôi trường này còn được quảng cáo kèm theo một lời hứa đầy hấp dẫn: kiên quyết không tổ chức họp phụ huynh, không áp lực thi cử, tìm việc làm chỉ là để thực hiện hóa ước mơ còn dang dở!

Trường học danh cho người cao tuổi

Các khóa học tại đây rất đa dạng, trải dài từ thư pháp, hội họa, cắt giấy, cắm hoa, nhiếp ảnh, nấu ăn, nhạc cụ... Thậm chí bạn còn được học cách quản lý tài chính và đầu tư hay các khóa học thực tế như kiểm định trang sức thật giả giúp bạn tránh được các cạm bẫy, lừa đảo ngoài xã hội. Bạn cũng có thể học trang điểm, catwalk. Ai nói U80 thì không thể làm đẹp?

Một trào lưu “nghỉ hưu rực rỡ” đang rộ lên ở đất nước tỉ dân: U80 vẫn học đại học, chi vài triệu đồng để học cắm hoa, catwalk cho… yêu đời - Ảnh 2.

Sản phẩm của những người cao tuổi

Về hưu và bạn lo sợ bị lạc hậu so với con cháu, giới trẻ. Đừng lo, có cả khóa học dạy về các ký tự, từ lóng người trẻ thường sử dụng khi chat chit, bạn sẽ tự tin mà trò chuyện cùng chúng. Tóm lại, chắc chắn bạn sẽ tìm được một khóa học phù hợp với mình.

Mức học phí dao động trong khoảng vài triệu đồng mỗi khóa học. Số tiền chi không quá lớn nhưng con cái có thể “mua” được hạnh phúc cho cha mẹ tuổi xế chiều.

Các lớp học được tổ chức trực tiếp tại các danh lam thắng cảnh hay những nơi gần gũi với thiên nhiên như công viên với tiếng chim hót, ve kêu rộn vang.

Một trào lưu “nghỉ hưu rực rỡ” đang rộ lên ở đất nước tỉ dân: U80 vẫn học đại học, chi vài triệu đồng để học cắm hoa, catwalk cho… yêu đời - Ảnh 3.

Lớp học cho người đã nghỉ hưu. Ảnh: Toutiao

Và tất nhiên, đi học không chỉ để nâng cao kiến thức mà còn để mở rộng vòng tròn bạn bè, ngày xưa chỉ biết quanh quẩn trong nhà xem tivi, nay đã có thể cười đùa, trò chuyện với bạn cùng bàn.

Cơ hội để cha mẹ và con cái xích lại gần nhau

Thỉnh thoảng, con cái có thể giám sát việc học hành của cha mẹ như cách cha mẹ đã từng làm trước đây, kiểm tra bài cũ đột xuất hay nhắc nhở cha mẹ. "Đi học, người nhất định phải chăm chỉ học tập, cùng các bạn trong lớp xây dựng tốt quan hệ, nghe lời giáo viên căn dặn!".

Một trào lưu “nghỉ hưu rực rỡ” đang rộ lên ở đất nước tỉ dân: U80 vẫn học đại học, chi vài triệu đồng để học cắm hoa, catwalk cho… yêu đời - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Cũng có những tình huống dở khóc dở cười như khi cha mẹ cầu xin giúp đỡ với bài tập về nhà? Tất nhiên là con cái phải thẳng thừng từ chối rồi!

Nguyên nhân ra đời của các ngôi trường

Dân số già đi nhanh chóng là một vấn đề đáng lo ngại của nhiều quốc gia không chỉ Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2019, dân số già trên 60 tuổi của Trung Quốc đạt 256 triệu người và dự kiến sẽ vượt quá 300 triệu người vào năm 2025.

Bên cạnh đó, việc tham gia các lớp học cũng là cơ hội để những người trung niên tìm lại “hào quang rực rỡ”.

Trong bộ phim tài liệu "Lần đầu tiên trong đời", một người phụ nữ tên Dương Mân đến từ Tứ Xuyên đã được Đoàn Ca múa Thành Đô tuyển chọn khi còn trẻ, nhưng gia đình bà lại phản đối kịch liệt. Sau khi về hưu, điều đầu tiên bà nghĩ đến là tham gia các lớp khiêu vũ.

Trường Thượng Hải, người đàn ông không còn thị lực và vợ mình, bà Đồng Hoa Dung, luôn nắm tay nhau cùng đến trường Đại học dành cho người lớn tuổi, bà Đồng học thơ và ông Trường học thư pháp, cùng nhau học hỏi, cùng nhau tiến bộ.

Một trào lưu “nghỉ hưu rực rỡ” đang rộ lên ở đất nước tỉ dân: U80 vẫn học đại học, chi vài triệu đồng để học cắm hoa, catwalk cho… yêu đời - Ảnh 5.

Ngoài ra còn có bà Vạn Tuyết Cần, 61 tuổi, một người khá nổi tiếng gần đây trên mạng, do không thể đến lớp học của Đại học dành cho người cao tuổi, bà đã tham gia hơn 160 khóa học trực tuyến trên điện thoại di động của mình. Bà là minh chứng cho câu tục ngữ “Có chí thì nên”, nghị lực vượt qua khó khăn.

Trường Đại học dành cho người lớn tuổi là nơi giúp thế hệ đi trước được tận hưởng, cống hiến những năm cuối đời, là nỗ lực của họ để theo kịp sự đổi mới không ngừng của thời đại.

Sự cô đơn thoạt nghe có vẻ trừu tượng, nhưng đó là điều mà các bậc cha mẹ đang thực sự trải qua khi về hưu. Đây cũng là lần đầu tiên họ trải qua việc già đi, lão hóa trong đời mình, con cái hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của cha mẹ để thấu hiểu phần nào những bối rối, khó khăn cha mẹ gặp phải và giúp đỡ họ vượt qua.

Theo Toutiao

Theo Lưu Ly

Cùng chuyên mục
XEM