'Một nghề thì sống, đống nghề thì chết’ có đúng trong thời đại ngày nay? Ông Đặng Lê Nguyên Vũ lý giải ‘sắc lẹm’, nói nhiều người đang hiểu sai bản chất

21/02/2024 13:59 PM | Sống

Câu trả lời của "vua" cà phê nghe hợp tình, hợp lý, khiến không ai có thể bắt bẻ.

"Một nghề thì sống, đống nghề thì chết" là câu thành ngữ quen thuộc, thường được sử dụng để khuyên nhủ mọi người tập trung vào một lĩnh vực cụ thể. Thay vì phân tán năng lượng và tâm trí vào nhiều việc khác nhau, câu thành ngữ khẳng định rằng việc chăm chỉ và cam kết tập trung vào một công việc sẽ đem lại kết quả tốt hơn. 

Tuy nhiên trong một buổi chia sẻ, ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên (được mệnh danh là "vua" cà phê) đã có những phân tích rất thú vị, phù hợp với thời cuộc hiện nay. Theo đó, khi được khán giả đặt câu hỏi liệu: "Quan điểm của anh về câu 'Một nghề thì sống, đống nghề thì chết' và cách anh áp dụng trong việc tuyển nhân sự tại công ty", "vua" cà phê đã có câu trả lời đầy thuyết phục. 

Trong mỗi người có các phẩm chất khác nhau

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ: "Ở đây có sự nhầm lẫn, đó là những phẩm chất trong một người khác khái niệm 'nghề'. Chẳng hạn tinh thần chiến binh, sáng tạo hiểu biết chính trị,... đều phục vụ cho tinh thần kinh doanh. Đây là điều giúp đất nước phát triển. Nhà chính trị cũng phải có tinh thần kinh doanh, những nhà hoạt động văn hoá cũng phải có tinh thần kinh doanh.

Trên con đường đi đến tương lai, vượt khó vượt khổ thì điều căn bản lớn nhất là mỗi chúng ta phải biết mình đam mê gì, giỏi nhất điều gì để không nản, để không bị ngoại vi chi phối. Chúng ta đang bị kẹt trong những vấn đề căn bản". 

'Một nghề thì sống, đồng nghề thì chết’ có đúng trong thời đại ngày nay? Ông Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định câu nói đúng, chỉ do chúng ta đang hiểu sai bản chất - Ảnh 1.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên.

Theo chia sẻ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, chúng ta có thể hiểu rằng, nghề và công việc là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nghề thường nói đến một lĩnh vực nhất định nào đó, và nó chỉ là duy nhất thứ mỗi người theo đuổi. Còn công việc sẽ gồm nhiều chuyên môn tạo thành (sáng tạo, quản lý, vận hành, nghệ thuật,...) để phục vụ cho nghề. Chính vì thế, người có kiến thức, kỹ năng phong phú trong nhiều lĩnh vực sẽ càng phát triển. 

8 phương pháp để cải thiện kỹ năng, nâng cao trình độ

Để công việc được thuận lợi, chúng ta nên biết nhiều kiến thức, kỹ năng, chuyên môn khác. Dưới đây là những phương pháp hữu ích thiết thực giúp bạn nâng cao kỹ năng. 

1. Học hỏi liên tục: Không ngừng học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới là cách tốt nhất để nâng cao kỹ năng chuyên môn trong nghề nghiệp. Bạn có thể cập nhật các xu hướng và công nghệ mới nhất trong lĩnh vực của mình bằng cách tham gia các khóa đào tạo, khóa học, hội thảo hoặc bạn có thể tự học.

2. Tìm một người cố vấn: Tìm một người cố vấn có kinh nghiệm sẽ giúp bạn có được sự hướng dẫn và lời khuyên giá trị. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về những kinh nghiệm và phương pháp hay nhất trong ngành cũng như cải thiện kỹ năng nghề nghiệp.

3. Lập kế hoạch: Việc có những mục tiêu và kế hoạch cụ thể cho sự nghiệp của bạn sẽ việc học tập và phát triển, đồng thời giúp bạn tập trung vào những kỹ năng thực sự cần.

4. Chú ý đến chi tiết: Chú ý đến chi tiết và thái độ xuất sắc có thể giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn, hiểu sâu sắc vấn đề và đưa ra các giải pháp sáng tạo.

'Một nghề thì sống, đồng nghề thì chết’ có đúng trong thời đại ngày nay? Ông Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định câu nói đúng, chỉ do chúng ta đang hiểu sai bản chất - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

5. Phát triển mạng lưới: Xây dựng các mối quan hệ và kết nối là chìa khóa để củng cố các kỹ năng chuyên môn. Hãy mở rộng mạng lưới của bạn, có nhiều cơ hội hơn bằng cách tham dự các sự kiện trong ngành, kết nối mạng trên mạng xã hội,... 

6. Chấp nhận những lời chỉ trích: Chấp nhận những phản hồi phê bình, học hỏi từ đó và cải thiện cách làm việc có thể giúp bạn nâng cao tính chuyên nghiệp và trình độ kỹ năng. 

7. Phát triển kỹ năng lãnh đạo: Bạn không chỉ cần có kỹ năng chuyên môn mà còn nên phát triển kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp để có thể điều hành đội nhóm tốt hơn và đạt được thành tích xuất sắc.

8. Cải thiện kỹ năng ngôn ngữ: Thông thạo một ngôn ngữ mới có thể nâng cao hơn nữa các kỹ năng nghề nghiệp. Cải thiện kỹ năng nói, viết và trình bày có thể giúp bạn giao tiếp và cộng tác tốt hơn, đồng thời đạt được nhiều cơ hội và kết quả.

Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM