Một bà mẹ Do Thái sẽ làm gì khi con khóc lóc, ăn vạ giữa chốn đông người?

03/12/2016 09:10 AM | Sống

Học làm người cha người mẹ tốt đã khó, học làm người cha người mẹ "tàn nhẫn" lại càng khó hơn.

 Trong một siêu thị đông người qua lại, con cứ đứng lỳ  ở quầy bánh kẹo, không ngừng gào khóc; bạn bè hay họ hàng tới nhà làm khách, con lăn đùng ngã ngửa ra nhà, khóc lóc om sòm… Gặp những tình huống như vậy, các bậc cha mẹ  sẽ  phản ứng thế  nào?

Phụ huynh bắt buộc phải nói "không" với con em mình. Thế nhưng trẻ em bây giờ  trưởng thành sớm hơn so với chúng ta thời trước, chúng biết thăm dò ý tứ người lớn qua lời nói và sắc mặt, chúng hiểu rất rõ cha mẹ  là chỗ  dựa quan trọng nhất của mình. Nên nếu cha mẹ  thẳng thừng từ  chối yêu cầu của trẻ, chúng sẽ  cảm thấy rất khó chấp nhận và bắt đầu hoài nghi hay là cha mẹ không yêu mình nữa. Như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt tới tâm hồn trẻ. Vậy làm sao để nói "không" với con?

1. Cha mẹ cần nói "không" với con bằng thái độ tôn trọng chúng. Hầu hết trẻ em đều có tâm lý chống đối, nếu bạn ép buộc con làm theo yêu cầu của mình thì dẫu lý do có hợp lý đến đâu, chúng cũng không bao giờ chịu tiếp thu. Đôi khi dạy bảo một đứa trẻ lanh lợi, chúng ta cần dùng một chút "mưu trí", khéo léo thay đổi phương pháp nhằm đạt được mục đích của mình.

2. Cha mẹ  đưa ra lý do chính đáng, giải thích cho con cái hiểu tại sao cha mẹ  lại nói "không" với chúng. Khi không thể  ngăn chặn những hành vi không  đúng của con, bạn nên uốn nắn con bằng một thái độ  bao dung, ôn tồn nhã nhặn, kiên trì nhẫn nại, vì điều này có liên quan mật thiết tới quy trình trưởng thành, xây dựng tính cách của trẻ. Nếu phụ huynh chưa đưa ra được lý do chính đángđể nói "không" với trẻ thì tốt nhất họ phải có những lời nói, cử chỉ làm gương cho con cái, quán triệt trẻ đưa ra mong muốn hợp lý của mình.

3. Cha mẹ nói "không" một cách sáng tạo, dạy con cái nhận biết ngôn ngữ  cơ thể  biểu thị  ý "dừng lại." Cha mẹ nên lựa chọn cách nói "không" phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng phải đưa ra ý tích cực bằng lối diễn đạt có sức thuyết phục để trẻ tiếp nhận ý kiến "có thể  làm" của bạn, từ  đó làm dịu căng thẳng khi bạn đưa ra mệnh lệnh "không thể  làm."

Chúng ta cũng cần  tránh để  cho trẻ  mơ tưởng, ví dụ  trước khi bước vào cửa hàng nào đó, bạn cần nói cho con biết, bạn đưa con đến đây để cùng mua quà cho người khác, chứ  không phải mua đồ  chơi cho con. Chúng ta nhắc trước như vậy để cho trẻ  không mơ tưởng đến chuyện mua đồ chơi ngay từ đầu.

4. Trẻ em bây giờ trưởng thành sớm hơn so với chúng ta thời trước, chúng biết thăm dò ý tứngười lớn qua lời nói và sắc mặt, chúng hiểu rất rõ cha mẹ  là chỗ  dựa quan trọng nhất của mình. Nên, nếu cha mẹ thẳng thừng từ chối yêu cầu của trẻ, chúng sẽ cảm thấy rất khó chấp nhận, thậm chí còn nghĩ rằng cha mẹ không yêu mình nữa. Như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt tới tâm hồn của trẻ. Cha mẹ cần nghĩ cách thay đổi sự chú ý của con cái để cho chúng hiểu rằng, chúng ta không mua đồ cho chúng không có nghĩa là chúng ta không yêu chúng.

5. Chúng ta cũng cần dạy con cách đưa ra mong muốn của mình đối với cha mẹ. Chúng ta phải cho trẻ hiểu rằng, chỉ có cách thỉnh cầu, thương lượng, cha mẹ mới có thể đáp ứng yêu cầu của con. Còn một khi con ăn vạ, phá bĩnh, khóc lóc vòi vĩnh thì chẳng những cha mẹ không thể dễ dàng chấp thuận yêu cầu của con, mà còn nghiêm khắc phê bình.

6. Giữ vững lập trường. Sau khi từ chối yêu cầu của con, phụ huynh không được thay đổi quyết định, cho dù phụ huynh phát hiện ra việc làm của mình có phần không thỏa đáng, thì vẫn có thể  bù đắp sau, chứ  tuyệt đối không nuốt lời ngay lúc đó, đặc biệt cha mẹ  không nên thay đổi quyết định chỉ  vì con quấy khóc làm nũng.

Bởi vì làm vậy chẳng những tạo cho con ấn tượng cha mẹ nói mà không giữ lời, nói một đằng làm một nẻo, ảnh hưởng đến uy tín của cha mẹ trong mắt con cái, mà còn khiến con có suy nghĩ cha mẹ cần phải "bù đắp" cho những giọt nước mắt của con, gián tiếp ủng hộ hành vi khóc lóc của con. Cha mẹ cần nhớ kỹ, giữ vững quyết định ban đầu là biện pháp hiệu quả  nhất chống lại hành vi lấy "nước mắt" làm vũ khí của con.

7. Sau khi từ chối yêu cầu của con, phụ  huynh cần giảng giải cho chúng hiểu thứ gì mới thật sự có giá trị, từ đó giúp trẻ nhận ra cha mẹ  làm vậy vì muốn dành cho chúng thứ  tốt  hơn, đồng thời con cái cũng cảm nhận được sự  hiền từ  và vĩ đại của người cha, sự  dịu dàng và quan tâm của người mẹ trong suốt cuộc đời mình.

8. Phụ huynh tránh tùy tiện nói "không", vì làm vậy sẽ  khiến cho con cái cảm thấy cái "tôi" của mình bị kìm nén, bó buộc, ngoài ra chúng còn nảy sinh tâm lý chống đối mạnh mẽ.

9. Cha mẹ không nên cung cấp cho con quá nhiều thông tin hay những hình dung quá mức, tránh tạo thành gánh nặng tâm lý của trẻ. Khi kinh tế gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, tốt nhất cha mẹ không nên nói với con cái rằng: "Nhà mình rất khó khăn!" Thay vào đó, cha mẹ có thể nói với con những câu như: "Từ tháng này trở đi chúng ta cần tiết kiệm một chút, vì nhà mình có một vài kế  hoạch chi tiêu quan trọng hơn." Hoặc khi cha mẹ được tăng lương, có thể nói: "Sau này nhà mình sẽ có nhiều tiền mua sách vở đi du lịch hơn, vì những cố gắng của cha mẹ trong công việc đã được công nhận."

10. Cha mẹ bồi dưỡng cá tính lành mạnh và cân bằng cho con cái trong cán cân giữa "được" và "không." Tính cách quyết định số phận. Cá tính lành mạnh, cân bằng sẽ đảm bảo cho con có một cuộc sống hạnh phúc sau này. 

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM