Mâm ngũ quả ngày Tết và những bí mật phía sau không phải ai cũng biết, đặc biệt là ý nghĩa tâm linh

23/01/2020 14:44 PM | Sống

Có thể bạn chưa biết nhiều điều rất thú vị về mâm ngũ quả ngày Tết đấy. Hãy cùng khám phá ngay!

Thường trước đêm Giao thừa vài ba ngày, các bà, các mẹ thường sẽ ra chợ mua trái cây về để bày mâm ngũ quả. Đây là một phong tục truyền thống không thể thiếu vắng ở mỗi gia đình Việt trong dịp Tết đến. Sẽ khá dễ dàng nhận ra tên của những loại quả ấy nhưng về mặt quan niệm dân gian, ý nghĩa trong năm mới của chúng thì có thể nhiều người vẫn chưa biết. Hãy cùng khám phá những điều thú vị về mâm ngũ quả ngày Tết ngay sau đây!

Nguồn gốc

Theo truyền thống, vào dịp Tết nguyên đán, trên ban thờ của nhiều gia đình Việt sẽ không thể thiếu mâm ngũ quả. Dân gian quan niệm rằng mâm ngũ quả ngày Tết là phương thức bày tỏ lòng hiếu thảo với tổ tiên và gửi gắm những mong ước tốt lành trong năm mới của gia chủ.

Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau (đen, đỏ, xanh, trắng, vàng) ứng với 5 nguyên tố (ngũ hành): Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ theo văn hóa của phương Đông. Ngoài ra, con số 5 (ngũ) còn thể hiện những nguyện ước về một cuộc sống đủ đầy, ấm no với 5 yếu tố: Quý (giàu sang), Thọ (sống thọ), Phúc (may mắn) và Ninh (bình yên).

Mâm ngũ quả ngày Tết và những bí mật phía sau không phải ai cũng biết, đặc biệt là ý nghĩa tâm linh - Ảnh 1.

Thời xưa, ông bà ta còn tâm niệm rằng mâm ngũ quả là thành quả kết tinh từ bao công sức lao động vất vả trong năm để kính dâng lên cho đất trời, thần linh, tổ tiên trong đêm Giao thừa nhằm cầu mong mọi sự trong năm mới sẽ suôn sẻ, như ý.

Sau đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về mâm ngũ quả ngày Tết ở từng vùng miền trên đất nước ta:

Mâm ngũ quả ở miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Bắc thường có các loại quả (tương ứng với quan niệm dân gian về điều tốt lành sẽ đến) như: Chuối xanh (sum vầy, đằm ấm), bưởi (an khang, thịnh vượng), phật thủ (bàn tay Phật chở che), đào (thăng tiến), hồng xiêm (lộc trời), quýt/cam (sự thành đạt), táo (phú quý, giàu sang), lựu (con đàn, chấu đống), đu đủ (đủ đầy, thịnh vượng),…

Khi bày mâm ngũ quả truyền thống thì nải chuối xanh sẽ được đặt ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng. Các loại quả nhỏ khác như hồng, lê, cam, quýt,… bày xung quanh.

Mâm ngũ quả ngày Tết và những bí mật phía sau không phải ai cũng biết, đặc biệt là ý nghĩa tâm linh - Ảnh 2.

Có thể thấy, các loại trái cây phổ biến trên mâm ngũ quả ở miền Bắc được lựa chọn theo quan niệm ngũ hành tương ứng với 5 màu sắc như: quả lê là màu trắng (hành Kim), quả chuối có màu xanh (hành Mộc), quả hồng xiêm tượng trưng cho màu đen (hành Thủy), quả táo có màu đỏ (hành Hỏa) và quả đu đủ/cam có màu vàng (hành Thổ).

Mâm ngũ quả ở miền Trung và miền Nam

Xuất phát từ mong muốn "cầu sung vừa đủ xài" hay "cầu vừa đủ xài sung" nên ở miền Nam người dân thường chưng 5 loại quả có tên tương ứng với từng từ trong câu nguyện ước trên như: mãng cầu, quả sung, trái dừa (phát âm gần giống với "vừa"), đu đủ và xoài (âm gần giống với "xài"). Đặc biệt, trong mâm ngũ quả ở miền Trung thường có một nải chuối ngự (chuối cau) tuy quả nhỏ nhưng có hương thơm.

Tuy nhiên, ở khu vực Nam bộ không thường bày chuối xanh lên mâm ngũ quả vì nhiều người liên tưởng và cho rằng năm mới sẽ "chúi nhủi", gặp phải nhiều điều vấp ngã, không thuận lợi. Cả quả cam và quýt cũng không thường xuất hiện trong mâm ngũ qua của các gia đình miền Nam vì dân gian truyền miệng rằng chưng cam, quýt năm mới sẽ gặp nhiều tình cảnh éo le, oan ức dạng như "quýt làm cam chịu"!

Một số lưu ý khi chuẩn bị mâm ngũ quả ngày Tết

- Không nên rửa quá kỹ vì sẽ làm quả bị dính nước dẫn đến mau héo và có chỗ bị đọng nước gây thối

- Không nên chọn quả chín vì còn phải chưng trong mấy ngày Tết (cả thời gian mua từ trước)

- Chọn quả có vỏ ngoài đẹp, không trầy, dập, còn cuống và cành lá xanh càng tốt.

Tổng hợp

Mr.H

Từ khóa:  mâm ngũ quả
Cùng chuyên mục
XEM