Mái Tử Cấm Thành luôn sạch bóng không vết phân chim như có người lau, chuyên gia tiết lộ lý do khiến ai cũng ‘tròn mắt’ thán phục tài trí người xưa

08/04/2022 21:52 PM | Sống

Tử Cấm Thành là cung điện rộng hơn với hàng chục điện lớn nhỏ và hơn 9.000 căn phòng được lợp ngói tráng men vàng. Nhưng việc làm thế nào để giữ mái của Tử Cấm Thành luôn sạch sẽ không vết phân chim khiến nhiều người không khỏi tò mò.

Tử Cấm Thành – công trình sống với thời gian

Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh hay còn gọi là Cố Cung, chính là cung điện của triều đại nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc. Với tổng diện tích là 720.000 mét vuông, Tử Cấm Thành là khu quần thể cung điện lớn nhất thế giới. Cố cung bao gồm hơn 70 điện lớn nhỏ và hơn 9.000 căn phòng.

Tử Cấm Thành là minh chứng cho sự xa hoa của nơi mà các Hoàng đế Trung Hoa từng sinh sống. Công trình này cũng thể hiện rõ nét kiến trúc cung đình truyền thống Trung Quốc và chứa đựng tinh hoa cũng như tài nghệ của người xưa khi xây cất Cốcung.

Mái Tử Cấm Thành luôn sạch bóng không vết phân chim như có người lau, chuyên gia tiết lộ lý do khiến ai cũng ‘tròn mắt’ thán phục tài trí người xưa - Ảnh 1.

Vẻ đẹp nguy nga của Tử Cấm Thành thu hút rất nhiều du khách tham quan. Ảnh: Sohu.

Nhiều người yêu thích lịch sử hai triều đại này đã bị thu hút bởi công trình kiến trúc cung điện nguy nga đồ sộ. Ngay khi bước vào Tử Cấm thành, khách tham quan sẽ bị choáng ngợp bởi đại sảnh tráng lệ, gạch tráng men sáng bóng khiến ai cũng không khỏi trầm trồ ngưỡng mộ và tò mò về trí tuệ người xưa.

Tử Cấm Thành bắt đầu được xây dựng từ thời vua Minh Thành Tổ và được hoàn thành sau 13 năm. Qua hơn 600 năm tồn tại, Tử Cấm Thành vẫn giữ được vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ, trường tồn với thời gian.

Nhưng nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi rằng tại sao một công trình rộng lớn như vậy lại có thể giữ được mái và tường sạch sẽ mà không có lấy một vết… phân chim? Câu trả lời sẽ khiến hậu thế phải ngả mũ thán phục.

Lý do giúp mái Tử Cấm Thành sạch không vết phân chim

Có thể nói Tử Cấm Thành là một công trình kiến trúc lâu đời, có lịch sử hơn 600 năm mà vẫn được bảo tồn tốt. Nhưng sẽ ra sao nếu bầy chim bay qua quấy rầy hoàng đế hoặc phóng uế lên mái nhà và tường của cung điện. Sau khi suy nghĩ, các nhà nghiên cứu đã thử tìm hiểu mái của cung điện để tìm câu trả lời.

Những người quan tâm đến Tử Cấm Thành đều biết công trình này sử dụng loại ngói tráng men màu vàng. Ngói men vàng và tường màu đỏ là màu sắc biểu tượng cho quyền uy của hoàng thất. Thiết kế của mái cũng nhằm làm nổi bật quyền lực của hoàng thất.

Mái Tử Cấm Thành luôn sạch bóng không vết phân chim như có người lau, chuyên gia tiết lộ lý do khiến ai cũng ‘tròn mắt’ thán phục tài trí người xưa - Ảnh 2.

Mái của Tử Cấm Thành được lợp bằng ngói tráng men vàng thể hiện uy nghiêm của hoàng thất.

Không chỉ có chức năng làm đẹp, loại ngói này láng mịn, rất trơn và không có góc cạnh. Mái nhà thiết kế dốc và trơn khiến chim muông khó có thể đậu lại và phóng uế trên mái.

Các phân tích khoa học cũng giải thích rằng những đồ vật sáng bóng gây loá mắt thường khiến các loại chim chóc tránh xa. Ngói tráng men vàng phản xạ ánh mặt trời đã hạn chế việc chim đậu lại trên mái. Hơn nữa, với chất liệu trơn láng, những vết bẩn trên mái có thể dễ dàng được rửa trôi bằng nước mưa hoặc tuyết tan.

Một lý do khác giúp mái và tường của Tử Cấm Thành luôn sạch sẽ đó là chúng được dọn dẹp thường xuyên. Quét mái, trát tường, tu bổ mặt bằng là những công việc bảo trì hàng năm mà các vị Hoàng đế xưa rất coi trọng.

Hoàng thất sống trong cung điện kín cổng cao tường để giữ được sự an toàn và bình yên. Nếu có một lượng lớn chim muông đến hót sẽ gây ra ồn ào khó chịu. Hơn nữa, một số kẻ gian có thể lợi dụng những con chim để ra tay làm điều ác. Cuối cùng là phân chim rất khó làm sạch và có thể khiến cho Cốcung bốc mùi khó chịu.

Như vậy, việc Tử Cấm Thành luôn sạch sẽ mà không có phân chim không phải là điều ngẫu nhiên. Người xưa đã tìm ra những giải pháp thật thông minh và khéo léo để giải quyết vấn đề. Đây có thể là những bài học quý giá có thể áp dụng cho đến ngày nay.

Tổng hợp

Theo Thiên Di

Cùng chuyên mục
XEM