Lưu Bị đi đánh nhau không bao giờ mang theo Gia Cát Lượng. Sau này Mao Trạch Đông lý giải: "Gia Cát Lượng quá thận trọng!"

21/07/2019 13:15 PM | Sống

Về lý do Lưu Bị không mang Gia Cát Lượng, Chủ tịch Trung Quốc, Mao Trạch Đông có nói một câu nói rất nổi tiếng: Gia Cát cả đời luôn thận trọng.

Thời kỳ Tam Quốc có thể gọi là thời kỳ anh hùng, bởi lẽ rất nhiều anh hùng hào kiệt đều xuất hiện trong khoảng thời gian này. Một người không thể không nhắc tới đó chính là Lưu Bị. Lưu Bị có tính cách kiên cường, ngay từ khi còn rất nhỏ đã phải sống cuộc sống phiêu bạt, nhưng ông không hề dễ dàng từ bỏ, mà luôn không ngừng đi thử nghiệm, cuối cùng đã giành được thắng lợi. 

Lưu Bị cả cuộc đời đã tham gia không biết bao nhiêu cuộc chiến, tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, biết cách liên minh với kẻ khác, không hành động theo cảm tính, vì vậy mà giành được Kinh Châu, dần dần thành lập được vương triều của riêng mình, trở thành anh hùng được bao người khâm phục.

Tuy nhiên, trong lịch sử, kể từ sau trận Xích Bích, Gia Cát Lượng luôn ở lại bảo vệ Thành Đô, không hề đi ra ngoài, đều là Lưu Bị ra ngoài chiến đấu một mình, bất luận cuộc chiến có lớn và quan trọng tới đâu cũng đều như vậy. Khi tấn công Hán Trung, người đưa ra mưu sách là Pháp Chính, tấn công Hán Xuyên, Lưu Bị trọng dụng Bàng Thống, lúc đối đầu với Đông Ngô cũng dứt khoát tự mình ra trận. 

Ai cũng biết Gia Cát Lượng là trọng thần và cũng là mưu thần vô cùng thân thiết của Lưu Bị, nhưng tại sao Lưu Bị khi ra chiến trường lại không bao giờ mang theo Khổng Minh? Đây dù sao cũng là vị quân sư mà ông phải đi tới 3 lần mới về được!

Về lý do Lưu Bị không mang Gia Cát Lượng, Chủ tịch Trung Quốc, Mao Trạch Đông có nói một câu nói rất nổi tiếng: Gia Cát cả đời luôn thận trọng. Ý muốn nói Gia Cát Lượng không thích hợp để đem binh chiến đấu, làm việc quá thận trọng, còn trên chiến trường lại luôn cần đến những chiến thắng vì đánh bất ngờ.

Lưu Bị đi đánh nhau không bao giờ mang theo Gia Cát Lượng. Sau này Mao Trạch Đông lý giải: Gia Cát Lượng quá thận trọng! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Trước hết, khi Lưu Bị lãnh đạo đội quân 75 vạn người chuẩn bị đi phạt Ngô, Gia Cát Lượng đã phản đối. Chiến lược mà Gia Cát Lượng đề ra cho Lưu Bị là liên kết với Ngô để chống Tào. Khi Lưu Bị muốn tấn công Ngô, Gia Cát Lượng đã khuyên nhủ nhiều lần và thậm chí còn khiến Trương Phi bất mãn. Gia Cát Lượng và Lưu Bị lúc đó đều rất kiên quyết với chính kiến của mình. 

Vì vậy, Lưu Bị khi diệt Ngô đã không mang theo Gia Cát Lượng, Triệu Vân hay các "cựu chiến binh" khác, mà chỉ mang theo các tướng trẻ "ngoan ngoãn và biết nghe lời" như Phùng Tập, Trương Nam, Quan Hưng, Trương Bào…

Thứ hai, Ích Châu và Hán Trung là căn cứ địa cuối cùng của phe Lưu Bị, cần phải có người ở lại bảo vệ. Ngụy Diên, Mã Siêu thủ Hán Trung, Gia Cát Lượng và thái tử Lưu Thiện thủ Ích Châu, Triệu Vân vận chuyển lương thảo. Ngụy Diên, Mã Siêu đều là những tướng hàng, bắt buộc phải có người "giám sát". Vì vậy, Lưu Bị cần một hậu phương đáng tin cậy và có năng lực ở lại để bảo vệ, người đó chính là Gia Cát Lượng. Đây cũng chính là dụng ý sâu xa của Lưu Bị.

Vì vậy, Lưu Bị không mang theo Gia Cát Lượng khi đi chiến đấu, tốt hơn vẫn là để ai làm sở trường của người đó, miễn là toàn đội có thể vận hành tốt, những chuyện còn lại không nên quan tâm quá nhiều. Từ quan điểm này, Lưu Bị về phương diện dùng người có thể nói là làm khá tốt.

Nguyễn Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM