Louis Vuitton: Nhà sáng lập có tuổi thơ bị bạo hành và hành trình trở thành thương hiệu xa xỉ trị giá hàng tỷ USD

30/04/2022 08:57 AM | Kinh doanh

Trong nhiều thập kỉ, sự chuyên nghiệp của Louis Vuitton (LV) đã thu hút được những khách hàng lớn nhất và giàu có nhất trên khắp thế giới. Louis Vuitton được định nghĩa cho sự sang trọng tuyệt đối.

Nhà sáng lập có tuổi thơ bị bạo hành, không nhà cửa

Louis Vuitton, nhà sáng lập của thương hiệu xa xỉ cùng tên, sinh ra ở Pháp năm 1821.

Rời khỏi ngôi nhà bị bạo hành tinh thần và bắt đầu lại cuộc sống với nhiều hy vọng và nỗ lực, Vuitton đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc đời để sáng lập thương hiệu của chính mình.

Lớn lên trong một gia đình có cha là nông dân và mẹ là một chủ cối xay ở miền Đông nước Pháp, Vuitton đã từng chứng kiến ​​cảnh nghèo đói cận kề. Cha của ông, Xavier Vuitton, tái hôn sau khi mẹ ông qua đời. Người mẹ kế đã đối xử rất tàn nhẫn với Louis khi còn nhỏ.

Louis Vuitton: Nhà sáng lập có tuổi thơ bị bạo hành và hành trình trở thành thương hiệu xa xỉ trị giá hàng tỷ USD - Ảnh 1.

Louis Vuitton

Vào năm 1837, ở tuổi 16, ông đã đi bộ 292 dặm (gần 500km) từ thị trấn của mình đến Paris và phụ việc cho các thợ thủ công và nghệ nhân. Tuy nhiên, ông không thể kiếm đủ tiền để sinh sống và phải ngủ trên đường phố

Sau đó, Vuitton đã đến Paris và bắt đầu với vị trí học việc với Monsieur Marechal, người đã dạy ông tạo ra những chiếc rương có độ bền cao. Ông đã trở thành một trong những thợ học nghề giỏi nhất tại hãng chuyên sản xuất vali Monsieur Marechal. Từ năm 1852, Louis Vuitton là người duy nhất mà nữ hoàng Eugénie tin tưởng để giao đóng những chiếc rương chở những chiếc váy phồng sang trọng khi đi nghỉ.

Sau một vài năm, nhờ sự thành thạo trong nghề, Vuitton đã mở một cửa hàng tại Rue Neuve des Capucines, với mặt hàng chủ đạo là các vali hành lý.

Năm 1858, ông đã tạo ra một cuộc cách mạng khi đã phát minh ra chiếc rương đầu tiên chịu được nước được làm từ vải bạt màu xám có tên là Trianon. Chất liệu vải bạt Trianon (Trianon canvas) có trọng lượng rất nhẹ, chống thấm nước và không gây mùi. Những chi tiết này khiến chiếc rương Trianon trở thành một hiện tượng. Đây là cộc mốc lịch sử quan trọng trong ngành sản xuất rương, vali du lịch.

Ngày nay, sản phẩm này vẫn "làm mưa làm gió", với dòng chữ "Bản quyền thương hiệu Louis Vuitton" để tránh hàng giả.

Một khởi đầu mới

Năm 1870, Vuitton gặp khó khăn khi xưởng sản xuất của mình bị phá huỷ, vật liệu bị đánh cắp. Tuy nhiên, ông đã không lùi bước. Thay vào đó, nhà sản xuất hành lý đã tìm kiếm một địa điểm mới để mở xưởng. Vuitton thậm chí đã mở một cửa hàng mới tại một khu vực dành cho tầng lớp thượng lưu ở Paris, Pháp. Công việc kinh doanh đã vô cùng thành công chỉ sau vài tháng và ông nhận được vô số đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới. Ông đã mở một cửa hàng ở London và cũng nhận được đơn đặt hàng từ Hoàng gia Anh. Lúc này, Louis quyết định cho con trai Georges tham gia công việc kinh doanh. Năm 1886, con trai của Vuitton, Georges, đã phát minh ra một hệ thống khóa không thể mở được.

Khi công việc kinh doanh đang ở đỉnh cao vào năm 1892, Louis Vuitton đột ngột qua đời. Con trai của ông, Georges đã tiếp quản và ngay lập tức bắt tay vào công việc. Khi tham dự Hội chợ Thế giới ở Chicago, Georges gặp John Wanamaker, người đã thiết lập khái niệm cửa hàng bách hóa và thẻ giá. Cửa hàng Wanamaker của Georges ra đời từ đó, bắt đầu bán những chiếc túi mà Louis Vuitton tạo ra. Năm 1896, Georges đã tạo ra chữ lồng LV và họa tiết hoa để tưởng nhớ cha mình. Đây được coi là một cuộc cách mạng! Vì lần đầu tiên, một nhà thiết kế lại đặt tên thương hiệu lên sản phẩm. Cũng từ thời điểm này, để tránh bị làm giả, nhà sản xuất luôn tạo ra nhiều họa tiết mới, như chỏm kim cương, những vì sao và hoa… để trang trí cho chiếc túi vải của mình.

Louis Vuitton: Nhà sáng lập có tuổi thơ bị bạo hành và hành trình trở thành thương hiệu xa xỉ trị giá hàng tỷ USD - Ảnh 2.

Vào những năm 1930, Georges đã tạo ra một mạng lưới phân phối trên khắp nước Mỹ. Khi công việc kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ, điều không may đã xảy ra và Georges Vuitton qua đời vào năm 1936.

Vươn tới đỉnh cao

Con trai Georges, Gaston tiếp quản công việc kinh doanh và có một khởi đầu khó khăn. Thế chiến thứ hai vừa mới bắt đầu, khiến cho thế hệ thứ ba của Vuitton phải đóng cửa các nhà máy và cửa hàng trên toàn thế giới.

Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1946, Gaston giao quyền cho các con trai của mình để quản lý công việc kinh doanh. Khi Gaston qua đời vào năm 1970, Henri Racamier – giám đốc điều hành LV đồng thời là chồng của Odile Vuitton, cháu gái của Louis Vuitton, đã tiếp quản LV và phát triển tập đoàn ngành nghề xa xỉ này. Henri được cho là người đã biến Louis Vuitton từ một thương hiệu hàng xa xỉ nhỏ thành một thương hiệu được quốc tế công nhận với hàng tỷ USD.

Trong vòng 6 năm, doanh thu của LV đã tăng từ 20 triệu USD lên 260 triệu USD. Đến năm 1987, LV đã đạt doanh thu 1 tỷ USD nhờ mở cửa hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Racamier đã hợp nhất công ty với các thương hiệu như Moët Hennessy và tạo ra thương hiệu LVMH (Louis Vuitton Moet Hennessy). Sự bắt tay của 3 đại gia hàng xa xỉ này đã làm tăng lợi nhuận lên rất nhiều. Năm 1988, thống kê cho thấy lợi nhuận của Louis Vuitton đã tăng 49% chỉ trong một năm.

Đến năm 1989, Louis Vuitton vận hành 130 cửa hiệu trên toàn thế giới. Bước vào những năm 90, Yves Carcelle trở thành chủ tịch của LV. Cuối cùng vào năm 1990, Arnault sở hữu 43,5% của LVMH, 35% quyền biểu quyết và chính thức trở thành Chủ tịch kiêm CEO của LVMH.

Trong những năm qua, khi doanh số bán hàng giảm mạnh, thương hiệu đã hợp tác với các nghệ sĩ như Vivien Westwood và Manolo Blahnik để tạo ra các phiên bản Kỷ niệm 100 năm, tạo động lực cho LV.

Công ty đã có sự tăng trưởng ổn định kể từ đó và bước vào hoạt động kinh doanh dòng sản phẩm đồng hồ, quần áo và kính râm.

Thương hiệu LV cuối cùng đã trở thành tập đoàn thời trang hàng đầu trên toàn cầu, với giá trị tài sản 28,4 tỷ USD.

(Tổng hợp)

An Nhiên

Cùng chuyên mục
XEM