Loại quả chua loét rẻ tiền, người Việt chỉ ướp muối làm nộm hoá ra lại được người Ấn Độ tôn sùng làm thuốc trị ho, sốt, đặc biệt ai thiếu máu nên ăn ngay
Trái cóc có vỏ sần sùi, vị chua, ăn được cả khi xanh và chín. Đây là loại trái cây được hội chị em cực kỳ ưa chuộng lựa chọn ăn vặt hàng ngày. Song, ít ai biết rằng, từ quả đến lá của cây cóc đều có thể dùng làm thuốc trị bách bệnh.
Cây cóc thuộc họ Anacardiaceae, cùng họ với một số loại cây nhiệt đới khác bao gồm hạt điều và xoài. Lá và vỏ của cây cóc cũng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, tuy nhiên, quả cây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất do những lợi ích mà nó sở hữu.
Quả cóc được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị sốt, ho, lậu, tiêu chảy và nhiệt miệng. Ngoài ra, cây và các bộ phận của nó cũng được dùng trong y học cổ truyền của Gui-nê thuộc Pháp và nhiều nước khác.
Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g quả cóc chứa 0,27g chất béo, 0,88g protein và 0,3mg sắt. Các chất dinh dưỡng còn lại trong quả cóc như sau: 10g carbohydrate, 2,2g chất xơ, 5,95g đường, 80g nước, 3mg natri, 250mg kali, 67mg phốt pho, 36mg vitamin C.
Lợi ích sức khỏe của quả cóc: Được sử dụng trong điều trị đau, xuất huyết, bỏng, tiêu chảy, viêm họng, nhiễm trùng miệng, đục thủy tinh thể, kiết lị, vết thương, ho, viêm mắt, sốt và nhiều bệnh khác, quả cóc có lợi cho sức khỏe theo nhiều cách.
Giúp điều trị ho
Nước ép cóc có thể hỗ trợ điều trị bệnh ho. Sau khi ép cóc lấy nước bạn thêm vào một ít muối và uống một ngày ba lần. Ngoài ra, chiết xuất từ lá cóc cũng là một bài thuốc công hiệu để chữa bệnh ho. Bạn dùng 3 hoặc 4 lá cóc rửa sạch. Sau đó đun lá cóc trong nước sôi vài phút rồi để yên. Bạn có thể dùng nước này uống chung với mật ong để điều trị bệnh ho.
Kiểm soát mức cholesterol
Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C sẽ giúp cơ thể kiểm soát lượng cholesterol trong máu. Vì thế, hàm lượng vitamin C cao trong trái cóc hỗ trợ cân bằng lượng cholesterol trong máu và hạn chế tỉ lệ mắc bệnh sỏi thận.
Hỗ trợ giảm cân
Ít carbohydrate, chất béo, calo và nhiều chất xơ – quả cóc giúp giảm cân. Bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho các chức năng của cơ thể, quả cóc giúp bạn cảm thấy no do chất xơ và hàm lượng nước cũng mang lại cảm giác no và ngăn bạn ăn quá nhiều.
Điều trị thiếu máu
Cóc rất giàu chất sắt, quả cóc có lợi cho người bị thiếu máu. Nó giúp hình thành các tế bào hồng cầu, được tăng cường bởi sự hiện diện của vitamin B1, giúp tăng lưu lượng oxy đi khắp cơ thể - cải thiện lưu lượng máu.
Hỗ trợ tiêu hóa
Trái cóc còn chứa hàm lượng chất xơ tốt giúp hỗ trợ tiêu hóa và làm sạch ruột. Hàm lượng nước cao trong loại trái này giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước. Vỏ cây cóc được bào chế thành phương thuốc để chữa bệnh kiết lỵ. Bệnh kiết lỵ là một căn bệnh nhiễm trùng đường ruột gây ra bởi vi khuẩn. Bạn chuẩn bị 5 gram vỏ cây sạch và đun với 2 chén nước cho đến khi nước cạn một nửa là dùng được. Phương pháp này có thể giúp bạn giảm chứng kiết lỵ. Tuy nhiên bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ khi mắc bệnh này, vì đây là căn bệnh gây đau bụng, tiêu chảy (thường có kèm theo máu) và sốt.
Làm đẹp
Trái cây chứa nhiều vitamin C giúp phục hồi mô và nuôi dưỡng làn da. Nó làm tăng sản xuất collagen và cải thiện vẻ đẹp của làn da. Trái cóc cũng được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da. Lá cóc được đun sôi và chiết xuất được sử dụng như một chất thay thế cho kem dưỡng da và chất dưỡng ẩm. Theo dân gian, rễ của cây được sử dụng để điều trị ngứa ngoài da.
Cải thiện thị lực
Là một nguồn vitamin A phong phú, quả cóc giúp cho thị lực tốt hơn. Hợp chất retinol trong vitamin A chịu trách nhiệm cho chức năng này vì nó giúp cải thiện cảm nhận thị giác của một người. Nước sắc từ lá cây cóc đã được sử dụng để điều trị đau mắt.
Theo Boldsky, Health Benefits Times