Loại cây được ví là “vua chống ung thư”, ăn thường xuyên còn giảm mỡ máu hiệu quả: Rất quen thuộc với người Việt

28/09/2023 15:41 PM | Sống

Loại cây này có chứa tới 13 loại hợp chất phenolic có khả năng chống lại ung thư và hỗ trợ điều trị ung thư.

‏Trong cuộc sống hằng ngày, cà tím là một loại thực phẩm phổ biến mà nhiều gia đình yêu thích. Không chỉ có hương vị thơm ngon, loại thực phẩm này còn thường xuyên được ứng dụng trong Đông y, có mặt trong các bài thuốc cổ truyền nhờ những lợi ích cho sức khỏe con người.‏

‏Theo y học cổ truyền Trung Quốc, cà tím là một loại thuốc cổ truyền rất nổi tiếng, từ lâu người ta đã ghi nhận trong các bài thuốc cổ truyền. ‏

‏Phòng ngừa ung thư hàng đầu‏

‏Trong cà tím, màu vỏ đen tím tuyệt đẹp của chúng chứa một chất dinh dưỡng thực vật mạnh gọi là nasunin, đóng vai trò như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ màng tế bào khỏi bị hư hại. Trong các nghiên cứu động vật, nasunin bảo vệ các chất béo trong màng tế bào não (bộ não của chúng ta có khoảng 60% chất béo), và các màng tế bào gần như hoàn toàn bao gồm các chất béo. Màng tế bào làm việc bằng cách bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do, làm các chất thải rời khỏi tế bào, trong khi cho phép các chất dinh dưỡng đi vào tế bào.‏

‏Cà tím cũng chứa axid chlorogenic, bảo vệ các DNA từ đột biến và có đặc tính chống ung thư. Nó cũng là tác nhân kháng virus, kháng khuẩn và giúp giảm cholesterol có hại (LDL cholesterol).‏

‏Đặc biệt, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cà tím có chứa 13 loại hợp chất phenolic có khả năng chống lại ung thư và hỗ trợ điều trị ung thư. Loại thực phẩm này có khả năng phòng ngừa những căn bệnh ung thư vì nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. ‏

photo-1695885321538

‏Lượng chất xơ dồi dào trong cà tím khi di chuyển qua đường tiêu hóa, có xu hướng hấp thụ độc tố và hóa chất, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết. ‏

‏Đặc biệt, trong loại quả này còn chứa lượng lớn vitamin C, giúp chống nhiễm trùng, có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Đây cũng là lợi ích quan trọng, góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, cũng như tăng cường sức đề kháng của cơ thể.‏

‏Hạ huyết áp, giảm mỡ máu, tốt cho tim mạch‏

‏Cà tím còn giúp hạ thấp lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó giảm nguy cơ mỡ máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Vỏ và thịt của cà tím chứa đầy flavonoid quan trọng có thể giúp ổn định huyết áp và giảm căng thẳng. Hơn nữa, cà tím chứa nhiều nước và chất xơ có tác dụng duy trì sự trao đổi chất trong cơ thể ở mức tốt nhất. Từ đó, giúp cho tim của bạn hoạt động nhịp nhàng và khỏe mạnh hơn.‏

‏Tốt cho tóc và da‏

‏Cà tím có chứa một lượng nước đáng kể nên sử dụng thường xuyên giúp giữ lại nước cho làn da của bạn. Một số enzyme có trong cà tím giúp kích thích các nang tóc. Điều này sẽ tạo ra sự phát triển tóc và duy trì một kết cấu lành mạnh cho mái tóc của bạn.‏

photo-1695885323535

‏Hỗ trợ giảm cân‏

‏Vì cà tím có chứa rất ít calo và cung cấp rất ít năng lượng, lại giàu chất xơ nên khi sử dụng thực phẩm này, cơ thể sẽ tiêu hóa rất chậm, mất nhiều thời gian để thực phẩm di chuyển từ dạ dày đến đường tiêu hóa. Nhờ vậy, cà tím giữ cho người ăn kiêng cảm thấy no lâu và không có nhu cầu ăn vặt giữa các bữa ăn. Điều này rất tốt cho quá trình giảm cân.‏

‏Hỗ trợ giấc ngủ‏

‏Cà tím chứa nhiều magiê có tác dụng phòng ngừa và điều trị chứng mất ngủ và sự bồn chồn lo lắng. Đây là phương pháp điều trị bệnh mất ngủ tự nhiên, đơn giản và hiệu quả.‏

‏Tăng cường sức đề kháng‏

‏Trong quả cà tím có chứa dồi dào vitamin và chất sắt sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh thiếu máu. Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magie, kali và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím còn có tác dụng cải thiện cấu trúc xương, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.‏

photo-1695885325539

‏Lưu ý cần biết khi ăn cà tím‏

‏Tuy cà tím rất tốt cho sức khỏe nhưng mọi người không nên sử dụng một cách bừa bãi. Hãy nhớ kỹ các lưu ý sau đây:‏

‏Không nên ăn sống hay ăn quá nhiều cà tím một lúc‏

‏Trong cà tím có chứa hợp chất solanine, một loại chất không bị hòa tan hoặc phân hủy đáng kể khi rửa với nước hoặc đun sôi. Tuy chất này có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư nhưng đồng thời cũng có nguy cơ gây kích ứng mạnh mẽ trung tâm hô hấp, có thể gây hôn mê và ngộ độc. ‏

‏Vì vậy, khi chế biến cà tím cần đun nấu kỹ càng, tuyệt đối không ăn sống hoặc ăn quá nhiều. ‏

‏Ngoài ra, trong cà tím còn chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái cây nào khác (nồng độ 0,01mg/100g). Để tránh bị ngộ độc bạn chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g.‏

‏Chức năng tiêu hóa kém thì không nên ăn‏

‏Theo đông y, cà tím mang tính hàn, vì vậy những người bụng yếu nên hạn chế sử dụng, để tránh bị đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, phần vỏ cà khá khó tiêu nên những người đang có vấn đề về tiêu hóa cũng không nên dùng.‏

‏Người bị thiếu máu, hen suyễn, mắc bệnh thận không nên ăn‏

‏Cà tím chứa lượng axit oxalate cao nếu ăn quá nhiều dễ gây sỏi thận hoặc làm nghiêm trọng thêm tình trạng hen suyễn.‏

‏Ngoài ra, các hợp chất anthocyanin trong cà sẽ ức chế hoạt động của các ion sắt và gây cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể. Đồng thời, các ion khác như kẽm và đồng cũng sẽ bị ảnh hưởng tương tự. Vì vậy, nên ăn một lượng vừa phải và những người bị thiếu máu nên hạn chế ăn vỏ cà tím.‏

Theo Phương Mộc

Cùng chuyên mục
XEM