Lĩnh vực kinh doanh giúp Microsoft thoát khỏi tình trạng đình đốn và CEO Nadella được trả lương gấp 249 lần nhân viên
Business Insider đã phân tích tài liệu lưu trữ chứng khoán và dữ liệu thị trường kể từ khi Satya Nadella giữ vị trí CEO từ 2014 để đánh giá tầm ảnh hưởng của ông đối với Microsoft
Satya Nadella được tín nhiệm trong dẫn dắt việc đổi mới cách nhìn của Microsoft. Trụ cột trung tâm là điện toán đám mây - mảng đưa Microsoft trở thành một trong những công ty có giá trị nhất thế giới.
Business Insider đã phân tích tài liệu lưu trữ chứng khoán của Microsoft và dữ liệu thị trường kể từ khi Satya Nadella giữ vị trí CEO 6 năm trước vào ngày 04/02/2014 để đánh giá ảnh hưởng của ông đối với công ty.
Giá trị vốn hóa thị trường của Microsoft
Giá trị vốn hóa thị trường của Microsoft dưới thời của Nadella đã tăng đến hơn 1,2 nghìn tỉ USD tại thời điểm ghi sổ, tính từ 315.9 tỉ USD trong tháng 1 năm 2014 – tháng trước khi ông chịu trách nhiệm điều hành công ty.
Chủ tịch Microsoft John Thompson đã chỉ ra rằng sự tăng trưởng giá trị thị trường của Microsoft là một trong những lý do giúp Nadella được trả lương hơn những nhân viên trung bình của Microsoft tới 249 lần.
Nhân viên của Microsoft
Nhân sự của Microsoft giảm đáng kể trong 2 năm đầu làm việc của Nadella bởi hậu quả từ sự thất bại tới 7,6 tỉ USD của Nokia dưới chế độ của Steve Ballmer.
Microsoft dừng việc phân phối Nokia vào tháng 4 năm 2014. Hậu quả đã gây ra bất đồng trong nội bộ cũng như xích mích giữa Ballmer và HĐQT của Microsoft dẫn đến quyết định từ chức của ông. Công ty đã xóa sổ gần hết giá thu mua và sa thải hàng nghìn nhân viên. Nhân sự của Microsoft bắt đầu có cơ hội thăng tiến.
Doanh thu của Microsoft
Doanh thu của Microsoft tăng trưởng đều đặn dưới thời của Nadella, trừ năm tài chính 2016 – thời điểm được xem là điểm chuyển biến của công ty. Vào khoảng thời gian đó, Microsoft trải qua việc cắt giảm bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh bao gồm hệ điều hành Windows và kinh doanh điện thoại.
Tuy nhiên, điểm sáng đã xuất hiện. Việc kinh doanh điện toán đám mây của Microsoft đã chuyển biến thành nguồn mang lợi. Vào năm 2016, Microsoft bắt đầu công khai tăng trưởng doanh thu của nền tảng ứng dụng điện toán đám mây Azure là 113% vào năm đó. Sự hứa hẹn của kinh doanh điện toán đám mây của Microsoft giúp công ty lấy lại được sự ủng hộ từ các nhà đầu tư.
Doanh thu của Microsoft vượt qua 100 tỉ USD trong khoảng thời gian đầu của năm tài chính 2018 và chạm đỉnh năm ngoái với 125,8 tỉ USD doanh thu.
Doanh thu điện toán đám mây thương mại của Microsoft
Rất khó để biết chính xác số tiền phát sinh của việc kinh doanh điện toán đám mây của Microsoft- nền tảng điện toán đám mây Azure bởi Microsoft không báo cáo doanh thu độc lập của nó.
Thay vào đó, Microsoft công bố doanh thu của điện toán đám mây thương mại, bao gồm Azure, Office 365 và các dịch vụ đám mây khác. Doanh thu của điện toán đám mây thương mại tăng đến 38,1 tỉ USD trong suốt năm tài chính 2019 của công ty, từ 2,8 tỉ USD trong năm tài chính 2014 khi Nadella tiếp nhận vai trò lãnh đạo.
Cách mà Microsoft báo cáo doanh thu điện toán đám mây khiến cho việc so sánh với Amazon Web Services trở nên khó khăn hơn. Amazon đạt được 25,7 tỉ USD vào năm 2018 trong suốt năm tài chính.
Thu nhập ròng của Microsoft
Thu nhập ròng của Microsoft trong năm tài chính đầu tiên Nadella làm CEO tạo nên một chuyển biến lớn bởi chi phí 7,6 tỉ USD liên quan đến thất bại của Nokia.
Công ty xóa sổ hơn 7.5 tỉ USD liên quan đến thỏa thuận và nói rằng họ chịu 2.5 tỉ USD cho "Chi phí tích hợp và tái cấu trúc", phần lớn liên quan đến việc kinh doanh điện thoại.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của Azure
Tăng trưởng của Azure chậm lại khi công ty lần đầu tiết lộ tính toán cho tăng trưởng doanh thu của họ trong năm 2016.
Trong khi tăng trưởng đang chậm lại, nhà phân tích giải thích cho "Quy luật số lớn". Về cơ bản, nền tảng càng lớn thì càng khó để tính toán tăng trưởng đến số hàng trăm khi nền tảng còn non trẻ. Tăng trưởng doanh thu của Amazon Web Services cũng duy trì chậm như vậy.
Chi phí cho nghiên cứu và phát triển của Microsoft
Microsoft đã sử dụng nhiều khoản vào việc nghiên cứu và phát triển khi Nadella chịu trách nhiệm điều hành công ty, tuy nhiên đó là bởi vì doanh thu của công ty tăng.
Microsoft duy trì sử dụng 13 đến 14% doanh thu của họ cho việc nghiên cứu và phát triển trước khi Nadella làm CEO. Vì vậy, tăng trưởng hầu như không thể hiện thay đổi trong chiến lược và đầu tư nghiên cứu - phát triển.
So sánh với Amazon, họ sử dụng 12,4% doanh thu năm 2018 – 28.8 tỉ USD vào "công nghệ và nội dung". Điều được chấp nhận như một nguồn sử dụng của việc nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng đây không phải một so sánh chính xác.