Liên tục 2 năm bị bạn bắt nạt, gia đình chẳng biết, giáo viên không hay: nữ sinh quyết tâm phát minh ứng dụng tự 'cứu mình'
Bạn bè kì thị Hampton, luôn lôi cô ra trêu chọc, đùa cợt, và đặt cho những biệt danh khó nghe. Thậm chí, có thời điểm nữ sinh này còn bị bắt nạt, nhốt vào tủ đồ riêng, khiến cô bé luôn bị tra tấn về mặt tâm lí, rơi vào trạng thái khủng hoảng trầm trọng.
Nữ sinh Natalie Hampton liên tục bị bạn trêu chọc suốt 2 năm ở một trường tư tại thành phố Los Angeles, Mỹ. Hệ quả là cô bé đã luôn phải lủi thủi chịu cảnh cô đơn một mình.
Bạn bè kì thị Hampton, luôn lôi cô ra trêu chọc, đùa cợt, và đặt cho những biệt danh khó nghe. Thậm chí, có thời điểm nữ sinh này còn bị đe dọa, nhốt vào tủ đồ riêng. Điều này khiến Hampton luôn bị tra tấn về tâm lí, rơi vào trạng thái khủng hoảng trầm trọng.
"Đó là một khoảng thời gian vô cùng khủng khiếp, tôi cảm thấy cô đơn đến tột cùng vì bị cô lập và trêu chọc", Hampton ngậm ngùi.
Ngay cả khi Hampton chuyển tới một ngôi trường mới, nơi mà bạn bè xung quanh luôn vui vẻ, cô cũng vẫn bị ám ảnh bởi những năm đen tối đã qua.
Từ đó, tự tay cô đã phát triển một ứng dụng có tên "Sit With Us", giúp các học sinh khác có thể tìm được bàn ăn và có bạn bè để nói chuyện cùng. Khi đăng kí tham gia, mọi học sinh đều phải cam kết sẽ chào đón bất cứ ai muốn kết bạn, ngồi cùng.
Hampton cho biết: "Bữa trưa tuy không đóng vai trò quan trọng về mặt dinh dưỡng nhưng mang lại giá trị tinh thần rất lớn cho các học sinh hay bị bắt nạt. Vì thế, chỉ cần mọi người thay đổi cách suy nghĩ về những người bạn xung quanh mình, nó sẽ làm thay đổi rất lớn về quan điểm về vấn đề bạo ực học đường".
Khi được hỏi tại sao học sinh lại phải dùng ứng dụng này, thay vì đến hỏi trực tiếp. Hampton không giấu được nỗi xúc động khi nghĩ về khoảng thời gian cô đã phải chịu đựng: "Cháu đã từng cố gắng nhiều lần làm như vậy, nhưng luôn bị từ chối. Mọi người có biết cảm giác đó thế nào không? Tuyệt vọng, cảm thấy mình như bị ruồng bỏ, bạn bè thì chế giễu".
Vào tháng 11 tới, nữ sinh Hampton sẽ đến tham dự hội thảo "Girls can do" tại Washington để nêu lên quan điểm riêng của mình về này.
Còn theo các chuyên gia, việc bản thân học sinh chủ động đứng lên đấu tranh, chống lại vấn nạn này sẽ có hiệu quả hơn việc can thiệp từ phụ huynh hay giáo viên.
Trên thực tế, vấn đề bạo lực học đường đang ngày một phổ biến tại các nền giáo dục trên toàn thế giới. Tính riêng tại Mỹ, có tới 1/4 số học sinh thừa nhận đã bị bắt nạt trong suốt khoảng thời gian đi học.
Một số trường đại học tại Mỹ đã tổ chức các buổi hội thảo, tuyên truyền về chiến dịch nói không với bắt nạt bạn bè ở trường học và đã nhận được sự quan tâm rất lớn. Cùng với đó, những vụ việc không hay đã giảm đi đến 30%.