Lăng Vạn Vạn - Nơi bị thời gian lãng quên nhưng lại là "huyệt phong thủy" cổ xưa bậc nhất xứ Huế, ẩn chứa con số 8 đặc biệt "vạn năm cát địa"

11/05/2022 09:37 AM | Sống

Nằm thu mình về phía Nam mạn sông An Cựu là Vạn Vạn lăng. Nơi đây thờ phụng một nhân vật Hoàng tộc mà không phải người dân xứ Huế nào cũng biết...

Lăng Vạn Vạn thờ ai?

Giai nhân Dương Thị Thục

Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả có ghi, vua Đồng Khánh có 2 Hoàng hậu. Đệ nhất Hoàng hậu Nguyễn Thị Nhàn (1870-1935), thường gọi là Thánh Cung. Bà sinh được 2 con trai Nguyễn Phúc Bửu Nguy và Nguyễn Phúc Bửu Nga, song đều mất sớm. Lăng Thánh Cung được đặt tên là Tư Minh lăng, nằm gần lăng Đồng Khánh ở làng Dương Xuân, Hương Thủy, Huế.

Dương Thị Thục (chữ Hán: 楊氏淑) sinh ngày 18/8/1868, mất ngày 18/9/1944. Bà là Hoàng hậu thứ của Hoàng đế Đồng Khánh triều Nguyễn. Sử sách thường gọi bà là Tiên Cung (仙恭). Bà Tiên Cung cũng sinh được 2 con trai. Con cả là Nguyễn Phúc Tuấn (Bửu Đảo), con thứ là Nguyễn Phúc Bửu Cát. Bửu Đảo sinh năm Ất Dậu 1885 đến năm Bính Thìn 1916 lên ngôi vua, niên hiệu là Khải Định.

Lăng Vạn Vạn - Nơi bị thời gian lãng quên nhưng lại là huyệt phong thủy cổ xưa bậc nhất xứ Huế, ẩn chứa con số 8 đặc biệt vạn năm cát địa - Ảnh 1.

Dương thị vốn là ái nữ của Quận công Dương Quang Hướng, sinh ra và lớn lên tại Phú Lộc, phủ Thừa Thiên.

Năm 1886 (Bính Tuất), bà Tiên Cung được phong Hòa tần. Ba năm sau, vua Đồng Khánh băng hà. Con trai còn quá nhỏ, triều đình thông qua Toàn quyền Pierre Paul Rheinart, đưa con trai của vua Dục Đức là Nguyễn Phúc Bửu Lân lên kế vị, tức vua Thành Thái.

Mất địa vị, bà bị giáng xuống làm Tiệp dư. Con trai lớn lên với tước vị Phụng Hóa công. Đến năm 1916, chính biến xảy ra, vua Thành Thái bị phế, vua Duy Tân bị lưu đày, Phụng Hóa công Bửu Đảo lên ngôi vua, tức vua Khải Định. Dương tiệp dư được sách phong Hoàng thái phi. 

Đến đời vua Khải Định, bà được phong Khôn nghi Hoàng thái hậu vào năm 1924. Đến đời cháu nội, tức vua Bảo Đại, bà được phong Khôn nghi Xương đức Thái hoàng thái hậu vào năm Quý Dậu 1933. Năm 1944, Thái hoàng thái hậu quy tiên, hưởng thọ 77 tuổi.

Theo lệ, tên lăng của Hoàng hậu bắt đầu bằng một chữ mang tên lăng của vua. Lăng bà Tiên Cung được gọi là Tư Thông lăng. Nhưng dân gian vẫn gọi lăng mộ của bà là Vạn Vạn lăng, liệu có bí mật gì trong huyền cơ này?

Lăng Vạn Vạn

Vạn Vạn lăng là nơi bà Tiên Cung an yên giấc ngủ ngàn thu. Trước kia, Vạn Vạn lăng là phần đất thuộc xứ Cù Bạc, làng An Cựu Tây, tổng An Cựu, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên. Hiện nay, lăng Vạn Vạn thuộc thôn Tam Tây, xã Thủy An, TP. Huế.

Vạn Vạn lăng có kiến trúc tương tự với Thánh Cung lăng nhưng khuôn viên rộng hơn. Lăng mộ này được coi là công trình to đẹp, bề thế nhất trong các lăng mộ của Hoàng hậu nhà Nguyễn.

Lăng Vạn Vạn - Nơi bị thời gian lãng quên nhưng lại là huyệt phong thủy cổ xưa bậc nhất xứ Huế, ẩn chứa con số 8 đặc biệt vạn năm cát địa - Ảnh 2.

Năm 2007, lăng Vạn Vạn được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Huyệt mộ phong thủy đắc địa xứ Cù Bạc           

Vạn niên cát địa

Theo các thầy địa lý của triều đình, từ xưa, nơi đất tốt chọn để xây lăng vua thì đó gọi là "Vạn niên cát cục" hoặc "Vạn niên cát địa". Bởi vậy mà, nơi Vạn Niên được dùng chỉ khu vực lăng Tự Đức gắn với câu ca dao trứ danh:

"Vạn Niên là Vạn Niên nào?

Thành xây xương lính, hào đào máu dân!"

Còn phần đất cát tường để xây lăng cho thân sinh của vua gọi là "Vạn vạn niên cát cục" hoặc "Vạn vạn niên cát địa". Đặc biệt hơn là mạch đất chọn để xây lăng cho bà nội của vua là "Vạn vạn niên đại cát cục" hoặc "Vạn vạn niên đại cát địa". Trong phong thủy, thuật ngữ "Vạn niên cát địa" hay "Vạn niên đại cát địa" ý chỉ "đất tốt lành vạn năm" và "đất cực vượng khí".

Dưới góc nhìn phong thủy âm trạch, ngay cả những thầy địa lý, phong thủy nằm lòng "Ba năm tầm long, mười năm điểm huyệt" cũng chưa chắc tìm ra được thế đất có mạch khí tốt. Bởi vậy, "Vạn niên cát địa" hay "Vạn niên đại cát địa" tượng trưng cho thế đất hoàn hảo, tụ khí thiêng. Nếu được an táng tại đây sẽ để lại phúc lành cho hậu thế và triều đại được dài lâu.

Cái tên Vạn Vạn ra đời từ ấy.

Lăng Vạn Vạn - Nơi bị thời gian lãng quên nhưng lại là huyệt phong thủy cổ xưa bậc nhất xứ Huế, ẩn chứa con số 8 đặc biệt vạn năm cát địa - Ảnh 3.

Lăng mộ bà Tiên Cung (Tư Thông lăng) chính là lăng Vạn Vạn. Cái tên Vạn Vạn không chỉ nơi an táng của bà mà còn phủ lên cả vùng đất xứ An Cựu ấy. Người dân sống ven sông An Cựu trên đường tới lăng này gọi là xóm Vạn Vạn. Nơi bán đồ ăn, thức uống xung quanh cũng lấy Vạn Vạn làm thương hiệu. Ngay cả hai võ đường ở trong xóm cũ ấy cũng thường được gọi là lò võ Vạn Vạn.

Lăng Vạn Vạn biệt lập chốn đồng bằng ẩn chứa huyền cơ đặc biệt?

Lăng tẩm của vua chúa thường tọa lạc trên vùng đồi núi phía Tây thành Huế. Tuy nhiên lăng Vạn Vạn lại ấp mình ở giữa chốn đồng bằng xứ Huế. Đi ngược lại thông lệ, theo thuyết cổ từ các bô lão, nhà Nguyễn thời ấy vùng đất thiêng Vạn Vạn này tụ hợp mọi yếu tố cát lành theo truyền ngôn:

"Cù Bạc nhất xứ huyệt,

Công hầu đợi đợi bất tuyệt."

Hai câu kệ này có nghĩa: Cù Bạc là xứ đất lành, chọn làm huyệt mộ thì con cháu đời sau vinh xương, hiển đạt, công hầu khanh tướng không cần lo nghĩ.

Vào năm 1945, triều Nguyễn cáo chung, lăng Vạn Vạn dần dà chẳng mấy ai chăm lo, tu bổ nữa. Phải đến những năm 1955, bà Từ Cung, tức mẹ vua Bảo Đại vận động chính quyền sở tại cử người bảo vệ, chăm sóc lăng.

Vương triều suy thoái, suốt nhiều thập niên sau này, Vạn Vạn lăng rơi vào tình trạng "người đi cảnh chẳng còn". Ngoại trừ con cháu thân thuộc, thì chẳng ai đoái hoài đến nữa. Chiến sự vào Tết Mậu Thân 1968 cũng khiến lăng bị hư hỏng phần nào. May nhờ có bà Từ Cung tu sửa tạm.

Lăng Vạn Vạn - Nơi bị thời gian lãng quên nhưng lại là huyệt phong thủy cổ xưa bậc nhất xứ Huế, ẩn chứa con số 8 đặc biệt vạn năm cát địa - Ảnh 4.

Có lẽ, di tích vương triều nhà Nguyễn phủ dày trên địa bàn xứ Huế nên việc tu bổ, phục hồi còn chưa được sát, lăng Vạn Vạn vẫn nằm trong diện "thất sủng".

Mãi đến năm 2002, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế mới tìm người chăm sóc lăng Vạn Vạn. Cùng năm, trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên – Huế, thạc sĩ Phan Thuận An đề xuất ý kiến: “Mặc dù lăng Vạn Vạn lâu nay ít được quan tâm giữ gìn vì những lý do khác nhau, nhưng với những giá trị lịch sử và kiến trúc, nói chung là giá trị văn hóa, di tích này xứng đáng được xếp hạng, bảo tồn và phát huy tác dụng như nhiều lăng tẩm khác của triều Nguyễn ở Cố đô Huế”.

Kiến trúc lăng Vạn Vạn có gì đặc biệt?

Lăng Vạn Vạn nằm trọn vẹn trong một dải đất giữa khu An Đông, TP. Huế. Lăng được đặt dựa theo thế phong thủy "Tọa sơn, hướng thủy" và "Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ". Khu lăng mộ chạy theo trục Tây Bắc - Đông Nam.

Lăng Vạn Vạn - Nơi bị thời gian lãng quên nhưng lại là huyệt phong thủy cổ xưa bậc nhất xứ Huế, ẩn chứa con số 8 đặc biệt vạn năm cát địa - Ảnh 5.

Diện tích đất quan phòng dành cho lăng Vạn Vạn gần 6 ha. Có thể nói rằng, so với các lăng tẩm có kiến trúc cùng thời thì lăng Vạn Vạn cũng để lại ấn tượng đặc biệt về mức độ công phu và tinh xảo.

Lăng Vạn Vạn tựa hậu vào núi Ngự Bình ở xa về phía sau, phía trước có dòng nước chảy qua. Dòng nước này chính "tiền Chu Tước", dân An Cựu gọi là cái hói, khởi từ vùng cận sơn chảy qua Cống Bạc và tựu về sông An Cựu.

Phía trước lăng có xây bình phong cuốn thư khá lớn làm án sơn. Hai bên là hai trụ biểu đồ sộ, bề thế. Hai bên sân trước có an trí hệ thống dã sơn bằng đá biểu tượng cho tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ.

Lăng Vạn Vạn - Nơi bị thời gian lãng quên nhưng lại là huyệt phong thủy cổ xưa bậc nhất xứ Huế, ẩn chứa con số 8 đặc biệt vạn năm cát địa - Ảnh 6.

Phía sau bình phong có một hồ hình chữ nhật với diện tích gần 650 m2. Hồ này tượng trưng cho nội minh đường của lăng.

Ngọn đèn soi sáng Huyền Cung

Nguyên tắc thiết kế của lăng Vạn Vạn không nằm ngoài hệ thống phong thủy từ cổ xưa một cách nghiêm túc. Mặc dù tọa lạc ở đất đồng bằng, nhưng lăng cũng được xây dựng trên gò đất cao khoảng 4m so với mặt đất, gọi là Huyền Cung.

Lăng Vạn Vạn - Nơi bị thời gian lãng quên nhưng lại là huyệt phong thủy cổ xưa bậc nhất xứ Huế, ẩn chứa con số 8 đặc biệt vạn năm cát địa - Ảnh 7.

Xung quanh sân đều được ốp đá khỏi sạt lở, mặt sân lát gạch ca rô đúc xi măng. Lan can bao quanh được trang trí hoa văn hình chữ vạn cùng nhiều hoa văn khác.

Từ nội hồ, phải đi qua ba tầng sân cao dần mới đến được Huyền Cung.

Huyền Cung được cọi là mật địa trong toàn khu lăng mộ. Được bao bọc bởi Bửu Thành, Huyền Cung nằm trung tâm khuôn viên lăng. Huyền Cung hình chữ nhật có diện tích khoảng 400 m2, xung quanh được bao bởi hai vòng thành kiên cố. Vòng ngoài cao 4,5m, dày 0,76m. Vòng trong cao 3m, dày 0,6m. Hai vòng thành đề được xây bằng gạch vồ và vữa xi măng.

Lăng Vạn Vạn - Nơi bị thời gian lãng quên nhưng lại là huyệt phong thủy cổ xưa bậc nhất xứ Huế, ẩn chứa con số 8 đặc biệt vạn năm cát địa - Ảnh 8.

Chạy quanh sân là các bổ trụ được chắp hình hoa sen tựa như những ngọn đèn soi sáng suốt ngàn thu.

Lối vào Huyền Cung chỉ có một cửa duy nhất ở mặt tiền, gọi là Bửu Thành Môn. Cửa hình vòm, bên trên xây hai tầng mái giả.

Lăng Vạn Vạn - Nơi bị thời gian lãng quên nhưng lại là huyệt phong thủy cổ xưa bậc nhất xứ Huế, ẩn chứa con số 8 đặc biệt vạn năm cát địa - Ảnh 9.

Các bờ mái và bờ quyết đều có hình phụng ngoái đầu chầu nhật nguyệt phù vân. Ở các mặt trụ cửa, cổ diêm đều phân thành ô hộc được đắp nổi các họa tiết như mai hoa thế, liên hoa cuốn vân,...

Bước qua Bửu Thành là bức bình phong hình cuốn thư được xây đắp mềm mại. Cuốn thư được trang trí phong phú với các họa tiết như bát bửu, tứ thời,... nhưng trọng tâm vẫn là chữ vạn thọ cách điệu. Mặt sau có hình ảnh song phụng vờn mây. Tiếp nối bình phong là lối vào trong khuôn viên Huyền Cung có lối vào tương đối hẹp khoảng 2m.

Huyền cơ điểm xuyết vật linh dành cho bậc mẫu nghi thiên hạ

Chính giữa Huyền Cung là ngôi mộ đá có thiết kế tựa ngôi nhà nhỏ được xây trên bậc cấp. Bốn góc đều có lan can bổ trụ chắp hình hoa sen cùng 8 cặp quả: đào tiên, mãng cầu, xoài, lựu.

Lăng Vạn Vạn - Nơi bị thời gian lãng quên nhưng lại là huyệt phong thủy cổ xưa bậc nhất xứ Huế, ẩn chứa con số 8 đặc biệt vạn năm cát địa - Ảnh 10.

Tám mặt trụ bốn góc nhà mộ được trang trí các chủ đề liễu mã (cây liễu và con ngựa), tiêu tượng (cây chuối và con voi), tùng lộc (cây thông và con nai), mai điểu (hoa mai và chim điểu).

Lăng Vạn Vạn - Nơi bị thời gian lãng quên nhưng lại là huyệt phong thủy cổ xưa bậc nhất xứ Huế, ẩn chứa con số 8 đặc biệt vạn năm cát địa - Ảnh 11.

Ở giữa bờ quyết đều có hình ảnh phụng bay trong mây, miệng ngâm cổ đồ thư kiếm. Hai bên tả hữu đều trang trí từng đôi phụng bay nhưng đầu quay về chầu lưỡng nghi (vòng tròn âm dương) ở giữa.

Đều dùng con số 8 trong các họa tiết trang trí, điều này liệu chứa đựng bí mật gì? Nếu Bát quái tượng trưng cho 8 hiện tượng lớn trong vũ trụ thì con số 8 trong phong thủy cũng mang nặng trong mình ý nghĩa ngăn chặn những điềm xấu xâm phạm.

Lăng Vạn Vạn - Nơi bị thời gian lãng quên nhưng lại là huyệt phong thủy cổ xưa bậc nhất xứ Huế, ẩn chứa con số 8 đặc biệt vạn năm cát địa - Ảnh 12.
Lăng Vạn Vạn - Nơi bị thời gian lãng quên nhưng lại là huyệt phong thủy cổ xưa bậc nhất xứ Huế, ẩn chứa con số 8 đặc biệt vạn năm cát địa - Ảnh 13.
Lăng Vạn Vạn - Nơi bị thời gian lãng quên nhưng lại là huyệt phong thủy cổ xưa bậc nhất xứ Huế, ẩn chứa con số 8 đặc biệt vạn năm cát địa - Ảnh 14.

Các góc trụ đều được trang trí bằng các loại quả may mắn đắp nổi như mãng cầu, lựu, bầu,..

Bởi vậy, 8 cặp quả hay 8 mặt trụ được điểm xuyết biểu tượng may mắn đều mang ngụ ý bảo vệ, che chở cho bậc mẫu nghi thiên hạ an giấc ngàn thu. Không chỉ vậy, nơi huyệt tụ khí thiêng như vậy cũng sẽ phát phần âm đức cho hậu thế được thụ hưởng.

Lăng Vạn Vạn - Nơi bị thời gian lãng quên nhưng lại là huyệt phong thủy cổ xưa bậc nhất xứ Huế, ẩn chứa con số 8 đặc biệt vạn năm cát địa - Ảnh 15.

Lối điểm họa chữ thọ cùng 4 con dơi cách điệu thể hiện "ngũ phúc" gồm phú (giàu), quý (sang), thọ (sống lâu), khang (sức khỏe), ninh (bình an).

Cuối sân khu Huyền Cung còn bình phong hậu cũng hình cuốn thư. Chính diện được trang trí hình chữ thọ cách điệu ở giữa và 4 con dơi 4 góc. Lối điểm họa này thể hiện "ngũ phúc".

---

Nơi đặt huyệt mộ và lối thiết kế lăng mộ áp dụng nguyên tắc phong thủy chặt chẽ như vậy cũng thể hiện đầy đủ hiếu đạo của một người con đối với bậc sinh thành. Mặc dù Vạn Vạn lăng bấy lâu nay chưa được quan tâm giữ gìn chu đáo vì nhiều lý do.

Nhưng lăng tẩm của bậc mẫu nghi thiên hạ tọa lạc giữa lòng xứ Huế luôn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Đó không chỉ là nơi ủ ấm mạch khí cho vùng đất thiêng này mà còn là sự che chở phúc lành cho hậu thế muôn đời của một người vợ, người mẹ lặng thầm trong lòng đất.

Theo Vũ

Cùng chuyên mục
XEM