'Láng giềng' Việt Nam dùng công nghệ "tối tân" khai thác “kho báu” quý hơn cả đất hiếm, buộc Mỹ, Nhật mua với giá cao, thu về trăm tỷ USD

27/07/2023 10:45 AM | Kinh tế vĩ mô

Trung Quốc dùng công nghệ "hiện đại nhất" khai thác “kho báu” với trữ lượng hàng đầu thế giới. Mỹ và Nhật muốn mua thì sẽ phải trả giá cao và giúp Trung Quốc thu về hàng trăm tỷ USD.

'Láng giềng' Việt Nam dùng công nghệ "tối tân" khai thác “kho báu” quý hơn cả đất hiếm, buộc Mỹ, Nhật mua với giá cao, thu về trăm tỷ USD - Ảnh 1.

Trong số các nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm trên thế giới, quặng coban là tài nguyên cực kỳ quý hiếm. Theo thống kê, trên thế giới hiện chỉ còn khoảng 70 triệu tấn, mà Trung Quốc là quốc gia đang nắm phần lớn trữ lượng coban của toàn thế giới.

Trên thực tế, Trung Quốc có nguồn quặng coban dồi dào. Coban là một kim loại hiếm được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, hàng không vũ trụ và công nghiệp quân sự.

Coban được sử dụng để sản xuất pin lithium xe điện, vì vậy Trung Quốc có tiềm năng lớn trong lĩnh vực này. Bên cạnh coban, Trung Quốc cũng giàu tài nguyên đồng, niken, thiếc và kim loại màu khác, tạo nền tảng tốt cho việc khai thác coban. Do đó, Trung Quốc có điều kiện sản xuất và xuất khẩu quặng coban quy mô lớn nhất thế giới.

Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu và sự phát triển của ngành năng lượng mới, nhu cầu về coban tiếp tục tăng. Đặc biệt là trong lĩnh vực xe điện và lưu trữ năng lượng.

Là thị trường xe điện lớn nhất thế giới, Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về coban. Đồng thời, các quốc gia trên thế giới cũng đang tích cực thúc đẩy các chính sách năng lượng mới để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, điều này càng thúc đẩy nhu cầu về coban.

Xuất khẩu quặng coban của Trung Quốc có thể đáp ứng nhu cầu trên thị trường toàn cầu, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Vì sở hữu mỏ coban lớn nhất thế giới nên Trung Quốc có những quy định kiêm ngặt trong xuất khẩu coban, buộc nhiều nước trên thế giới phải mua với giá cao điển hình như Mỹ, Nhật… và thu về hàng trăm tỷ USD.

Trung Quốc có những lợi thế nhất định về kỹ thuật và kinh nghiệm trong chế biến và tinh chế quặng coban. Trung Quốc sở hữu các công nghệ phát triển cho phép khai thác và chế biến quặng coban hiệu quả.

Các doanh nghiệp chế biến quặng coban của Trung Quốc có nhiều kỹ thật tiên tiến tạo ra sản phẩm có chất lượng cao với trình độ kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, quặng coban do Trung Quốc xuất khẩu có khả năng cạnh tranh trên thị trường và có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu.

Về công nghệ khai thăm dò, khai thác quặng coban, Trung Quốc hiện có công nghệ tối tân hàng đầu thế giới. Cụ thể, Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo trong toàn bộ quá trình thăm dò và khai thác tài nguyên coban.

Cụ thể, Trung Quốc đã sử dụng công nghệ máy dò AI trên giàn khoan để thăm dò khoáng sản, robot để khai thác, xe không người lái để vận chuyển kết hợp cùng hệ thống GPS và các thiết bị có kết nối không dây để giám sát trong quá trình thì công .

Công nghệ máy dò AI giúp thu thập dữ liệu thời gian thực. Nhiều mỏ khoáng sản đòi hỏi các kỹ sư phải dành nhiều thời gian để xác định các thông số khối đá và bề mặt khớp khối đá. Bằng cách cài đặt máy dò AI trên giàn khoan, việc xác định các loại khoáng sản và cấu trúc khối đá theo thời gian thực có thể giúp đẩy nhanh thời gian đưa ra quyết định từ giai đoạn thăm dò đến giai đoạn khai thác.

Cùng với đó, phân tích hình ảnh vệ tinh, chụp ảnh trên không, bản đồ địa vật lý và dữ liệu giám sát máy bay không người lái thông qua công nghệ AI có thể dự đoán tốt hơn hoạt động thăm dò khoáng sản cũng như khả năng xuất hiện và hình dạng của các thân quặng.

Robot khai thác và xe không người lái sẽ giúp giảm thiểu rủi ro khai thác. Bằng cách sử dụng thiết bị khoan, thiết bị hỗ trợ, thiết bị vận chuyển được vận hành từ xa, có thể giảm thiểu sự tiếp xúc của nhân viên khai thác với rủi ro sập sàn do sự mất ổn định của khối đá ngầm. Sử dụng công nghệ AI, việc kiểm tra bằng máy bay không người lái giúp giảm đáng kể thời gian làm việc dưới lòng đất của các kỹ sư.

Đặc biệt, hệ thống GPS và các thiết bị có kết nối không dây có thể theo dõi các thông số sinh thái như thay đổi nước ngầm, nhiệt độ và thông gió ngầm, giúp đánh giá tác động của hoạt động khai thác khoáng sản.

Hơn nữa, hình ảnh vệ tinh có thể theo dõi những thay đổi của môi trường và dự đoán những thay đổi về xói mòn. Từ đó, giảm tác động môi trường đến việc khai thác và mang lại lợi ích cho hệ sinh thái môi trường, giảm rủi ro liên quan đến khai thác.

Theo Minh Tiến

Cùng chuyên mục
XEM