Làn sóng ôtô giá rẻ sắp đổ bộ, Việt Nam sẽ có nhiều hơn một Vinaxuki?

10/03/2017 21:00 PM | Kinh doanh

Năm 2018 là thời điểm mà thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ giảm còn 0%, theo lộ trình cắt giảm thuế của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Điều này dấy lên nỗi lo ngành ô tô Việt sẽ không “sống nổi” trước làn sóng xe rẻ ngoại nhập, liệu sẽ có thêm nhiều hơn một Vinaxuki?

Trao đổi vấn đề này với TS. Vũ Thành Tự Anh , Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Việt Nam ông cho biết câu chuyện Vinaxuki thể hiện khát vọng của nhà tư bản nội địa tha thiết với phát triển công nghiệp ô tô. Dù vậy “đứng trước những rào cản to lớn của sự bảo hộ của các doanh nghiệp nước ngoài, sự ưu ái không bình đẳng và thực trạng không có ngành công nghiệp hỗ trợ” Vinaxuki đã thất bại.

“Tôi lấy ví dụ ngay cả công ty đang thành công là Thaco thì bộ phận quan trọng nhất là động cơ ô tô – thứ chiếm đến 40 – 50% giá trị xe vẫn phải nhập khẩu. Điều đó có nghĩa là công nghiệp ô tô trong nước đang thiếu những ngành công nghiệp hỗ trợ như là chế tạo thép, các ngành logistic… Và vinaxuki là 1 ví dụ cho việc khát vọng thôi thì chưa đủ, khát vọng phải đi đôi với nguồn lực, với điều kiện thể chế, hệ sinh thái trong đó có cả các doanh nghiệp các ngành công nghiệp hỗ trợ”, TS. Vũ Thành Tự Anh cho biết.

Do đó, để chuẩn bị cho ngành công nghiệp ô tô trong nước trước làn sóng xe giá rẻ khi thuế suất bằng 0% vào năm 2018, TS. Tự Anh cho rằng đầu tiên phải tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng.

“Nếu chúng ta nhìn vào những các doanh nghiệp ô tô hiện nay họ vẫn sống nhờ vào bảo hộ, bất kỳ khi nào có nguy cơ thuế giảm xuống họ đều đưa ra 1 thông điệp: tôi không lắp ráp ở Việt Nam nữa, tôi sẽ nhập thẳng về bán. Lý do như vậy chúng ta nên hiểu rằng sự ưu đãi không hề tạo ra sức cạnh tranh”, ông nói.

Thông điệp thứ 2 là Việt Nam cần phải tạo ra 1 nâng cao năng lực cho các nhà cung ứng nội địa. Nghiên cứu cho biết lý do khiến các doanh nghiệp ô tô không tăng được tỷ lệ nội địa hoá là do không tìm được nhà cung ứng tương ứng. Rồi thì đi sâu hơn, có thể nhận ra việc không có nhà cung ứng nội địa là bởi bởi không phát triển được các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Ở đây, TS. Vũ Thành Tự Anh đặc biệt nhấn mạnh vai trò các doanh nghiệp vừa – được xem là cầu nối hay chất keo dính trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bởi lẽ họ là nhà cung ứng quan trọng nhất cho công nghiệp ô tô cũng như chế biến chế tạo khác

Thế nhưng, nhìn lại, Việt Nam chỉ có 96% là doanh nghiệp nhỏ, mà đa số là doanh nghiệp siêu nhỏ có 10 lao động trở xuống, 2% là doanh nghiệp lớn chỉ còn lại 2% doanh nghiệp vừa.

“Chỉ 2% số doanh nghiệp vừa làm sao có thể kéo 96% mà đa phần là doanh nghiệp siêu nhỏ để kết nối với 2% ông lớn còn lại trong nền kinh tế?", TS. Tự Anh nhận định.

Ông khẳng định các doanh nghiệp vừa này chúng ta phát triển trong giai đoạn qua không thoả đáng, do vậy chúng ta không có các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Thứ 3 đó là thể chế. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang kêu ca rất nhiều về tình trạng bôi trơn, chi ngoài. Cụ thể, theo nghiên cứu mới nhất của VCCI, tỷ lệ này đang chiếm từ 5 – 10% lợi nhuận của doanh nghiệp.

“Điều này đồng nghĩa việc có thể vắt kiệt tất cả những lợi nhuận, làm cho doanh nghiệp không thể luỹ dẫn đến không đổi mới không nâng cao công nghệ, không nâng cấp được… dẫn đến năng lực cạnh tranh suy giảm. Đấy là 2 yếu tố quan trọng nhất để có thể ô tô nói riêng và các ngành công nghiệp chế tạo chế biến khác khi đứng trước nguy cơ giảm thuế có thể tồn tại và cạnh tranh đc”, TS. Vũ Thành Tự Anh nói.

Theo Đức Minh

Từ khóa:  ô tô , Vinaxuki
Cùng chuyên mục
XEM