Lần đầu tiên trong lịch sử Cục dự trữ liên bang Mỹ chi 750 tỷ USD mua trái phiếu doanh nghiệp

13/05/2020 09:29 AM | Xã hội

Điều này đồng nghĩa chính phủ sẽ cho doanh nghiệp vay 750 tỷ USD để cứu trợ nền kinh tế trong cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 hiện nay.

Bắt đầu từ ngày 12/5, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ thực hiện chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp lần đầu tiên trong lịch sử, qua đó tác động mạnh đến thị trường.

Cụ thể, FED chi nhánh New York cho biết họ đã bắt đầu mua cổ phiếu của các quỹ ETF, vốn được giao dịch trên thị trường chứng khoán nhưng có mối liên kết chặt chẽ với trái phiếu doanh nghiệp. Trong tương lai gần, FED chi nhánh New York cũng sẽ bắt đầu mua trực tiếp trái phiếu doanh nghiệp.

Trước đó, FED đã từng tuyên bố sẽ triển khai chương trình kích thích thị trường trái phiếu doanh nghiệp vốn đang bị đóng băng vì dịch Covid-19, qua đó giúp các công ty có thể tiếp cận nguồn vốn trong tình hình khủng hoảng.

Lần đầu tiên trong lịch sử Cục dự trữ liên bang Mỹ chi 750 tỷ USD mua trái phiếu doanh nghiệp - Ảnh 1.

Sau khi chương trình mua trái phiếu trên được thực hiện, FED sẽ mua cả trái phiếu mới phát hành lẫn trái phiếu đang được giao dịch trên thị trường. Thậm chí, chương trình này đã được mở rộng vào ngày 9/4, qua đó chính phủ thậm chí sẽ mua vào cả các trái phiếu rác (Junk Bond).

Trong lĩnh vực tài chính, trái phiếu lãi cao hay còn gọi là "Junk bond" được dùng để chỉ các loại trái phiếu có mức độ uy tín thấp hơn các tiêu chuẩn thông thường. Các trái phiếu này thường tiềm ẩn nguy cơ không được thanh toán lớn và chào bán với tỉ lệ lãi suất cao.

Số liệu của hãng tin Bloomberg cho thấy tháng 4 là thời điểm giao dịch trên thị trường trái phiếu Mỹ sôi động chưa từng có. Tổng giá trị giao dịch trên thị trường trái phiếu đạt hơn 300 triệu USD và hoàn toán được kích thích trở lại sau chuỗi ngày ảm đạm vì Covid-19.

Một trong những nguyên nhân FED mua cổ phiếu quỹ ETF mà không trực tiếp mua ngay trái phiếu doanh nghiệp là do các quỹ ETF được coi là hàn thử biểu của thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Trong khi đó, hãng Blackrock Inc, vốn chịu trách nhiệm kỹ thuật về việc mua trái phiếu doanh nghiệp từ FED chi nhánh New York, cho biết họ sẽ liên tục mua vào cổ phiếu quỹ ETF và trái phiếu trong vòng ít nhất 3 tháng tới. Theo hợp đồng ký kết giữa Blackrock và FED chi nhánh New York, công ty này sẽ không thu một số khoản phí quản lý tài sản cũng như hoàn trả những lợi ích ngoài thu được khi mua vào các cổ phiếu quỹ ETF.

Trên thực tế, Backrock đã được chỉ định trở thành công ty hậu thuẫn cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu nếu họ muốn tiếp cận nguồn vốn trong thời kỳ dịch Covid-19. Theo luật định, các công ty phải chứng minh mình không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng hay các thị trường vốn khác rồi mới được phát hành trái phiếu, bởi vậy việc mua lại trái phiếu doanh nghiệp này có thể chỉ mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn là hỗ trợ.

Dẫu vậy, động thái trên của chính phủ cũng kích thích thị trường trái phiếu. Tập đoàn Boeing vào cuối tháng 4/2020 đã phát hành 25 tỷ USD trái phiếu và tiếp cận được nguồn vốn đáng kể sau khi ngành hàng không chịu thiệt hại nặng vì Covid-19. Những loại trái phiếu từ các doanh nghiệp bị hạ bậc tín nhiệm cũng được FED mua lại, qua đó thúc đẩy lại thị trường và giúp nhiều công ty khó khăn có thể tiếp cận được nguồn vốn.

Lần đầu tiên trong lịch sử Cục dự trữ liên bang Mỹ chi 750 tỷ USD mua trái phiếu doanh nghiệp - Ảnh 2.

Đối với những trái phiếu đã được giao dịch trên thị trường, FED cho biết sẽ mua lại tùy tình hình với mục tiêu thúc đẩy thanh khoản. Thị trường trái phiếu Mỹ trong tháng 3/2020 được cho là đã bị đóng băng đến mức gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, qua đó buộc chính phủ phải vào cuộc.

Mặc dù động thái này của FED được nhiều nhà đầu tư Phố Wall ủng hộ vì tăng tính thanh khoản của thị trường tín dụng nhưng cũng khiến nhiều người chỉ trích bởi họ cho rằng chúng chỉ khiến các tập đoàn lớn dễ dàng vay nợ nhiều hơn, trong khi các công ty nhỏ chẳng mấy được quan tâm.

Những tổ chức như AELP tại Mỹ đã chỉ trích rằng động thái trên của FED chỉ nhằm mục đích cứu trợ những tập đoàn lớn đang chìm trong khủng hoảng như Boeing, trong khi các doanh nghiệp nhỏ lại vướng nhiều thủ tục để có thể được mua lại trái phiếu.

Trái ngược lại, một số chuyên gia đánh giá quan điểm phản đối trợ giúp các tập đoàn lớn là không khôn ngoan.

"Tất cả những biện pháp trên cuối cùng cũng là để trợ giúp người lao động. Những công ty lớn thuê nhiều nhân công cần tiếp cận được nguồn vốn vay, họ cần phải sống sót thì mới có thể trợ giúp nhân viên của mình", Cựu quan chức Steven Friedman của FED chi nhánh New York nhận định.

Trước đó FED cũng đã tung ra một số biện pháp để trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Mỹ nhưng chúng chưa được hoàn thiện và vẫn đang trong quá trình khởi động. Một dự án về cho vay với các doanh nghiệp nhỏ đã được FED lên kế hoạch nhưng chưa thấy dấu hiệu khởi động nào từ tổ chức này.

Động thái trên của FED diễn ra sau khi nghị viện Mỹ thông qua hàng loạt gói cứu trợ cho nền kinh tế. Thậm chí, các nhà hoạch định chính sách đã chuẩn bị 454 tỷ USD thất thu ngân sách vì chương trình trên của FED chỉ để cứu trợ các doanh nghiệp và người lao động.

Mới đây, nghị sĩ Katie Porter của bang California còn gửi thư trực tiếp đến FED và Bộ tài chính để truy vấn tại sao người dân và doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được nguồn tiền cứu trợ khổng lồ và nghị viện đã thông qua.

Bộ tài chính Mỹ đã thông qua khoản tiền 75 tỷ USD trong tổng số 750 tỷ USD cho chương trình mua lại trái phiếu doanh nghiệp trên, tất nhiên là FED chưa chắc sẽ dùng hết khoản ngân sách này để can thiệp thị trường.

AB

Cùng chuyên mục
XEM