Lần đầu thấy bóng đèn điện phương Tây, Từ Hi thái hậu nói hai từ khiến phiên dịch cố nén cười
Vị thái hậu Từ Hi của “thượng quốc” quá lạc hậu nói to hai từ rất “không liên quan” khiến người phiên dịch phải nín cười. Nhưng ngày nay, người Trung Quốc vẫn nói hai từ này để có ảnh đẹp.
Nửa sau thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19, khi các nước phương Tây tiên tiến nhờ vào cuộc Cách mạng Công nghiệp đã có được những thay đổi vượt bậc thì nhà Thanh vẫn “bế quan tỏa quốc”, khiến cho Trung Hoa vô cùng lạc hậu so với phương Tây. Từ Hi thái hậu không nhận ra điều này, thậm chí khi đó bà còn chưa biết đến bóng đèn điện.
Bởi vì Trung Quốc từng phái đô đốc thái giám Trịnh Hòa bảy lần đến phương Tây vào thế kỉ 15, cho nên vào thời Càn Long sứ đoàn của nước Anh do huân tước Macartney dẫn đầu đã không quản ngại xa xôi đến Trung Quốc (1793) để đặt quan hệ ngoại giao với nhà Thanh.
Sứ đoàn mang theo súng, đại bác và những sản phẩm công nghiệp tiên tiến khác để giới thiệu với triều đình. Trái ngược với dự đoán, mong đợi của sứ đoàn, hoàng đế Trung Hoa Càn Long thờ ơ với các sản phẩm khoa học công nghệ và thiển cận không nhận ra những biến đổi to lớn đang diễn ra trên thế giới.
Khi đó ông vẫn còn mơ màng trong giấc mộng “thiên triều đại quốc”, thậm chí ông còn ra chiếu thư cho nữ hoàng Anh là không cần “cống phẩm” của họ: “Chúng tôi không có một nhu cầu nào dù là nhỏ nhất đối với các sản phẩm chế tạo từ nước ngoài”. Khi đó triều Thanh tự cho mình là thượng quốc, thiên triều, còn các nước chỉ là phiên bang.
Cho nên Macartney gọi nhà Thanh khi đó là “thịnh thế trong đói khát”.
Từ Hi thái hậu rất thích chụp ảnh vì khi xem ảnh, bà thấy giống mình hơn hình vẽ lại
Đến thời Từ Hi thái hậu, cường quốc phương Tây lại “mở tầm mắt” cho triều đình nhà Thanh bằng cách đem đến những sản phẩm tiến tiến như máy ảnh, rượu vang đỏ...
Ban đầu, những người trong triều đình nhà Thanh rất sợ tiếp xúc máy ảnh. Thấy đèn máy ảnh sáng lên, họ sợ rằng linh hồn sẽ bị “cướp” đi, nên mỗi khi “bị” chụp ảnh họ tỏ ra hoài nghi, mặt không biểu cảm. Chỉ có Từ Hi thái hậu rất thích chụp ảnh vì khi xem ảnh, bà thấy giống mình hơn hình vẽ lại.
Khi mới làm quen với máy ảnh, Từ Hi cũng biểu cảm không tự nhiên. Nữ quan Dụ Đức Linh đã hướng dẫn bà biểu cảm tự nhiên bằng cách thấy máy ảnh sáng lên thì nói “gia tử” (nghĩa là cà tím). Bởi vì khi phát âm từ này, miệng như đang cười vậy. Từ Hi lấy làm thích thú.
Nữ quan Dụ Đức Linh (đứng thứ hai từ trái sang), người hướng dẫn thái hậu cách chụp ảnh tự nhiên
Nữ quan Dụ Đức Linh là con gái lai của vị quan tứ phẩm Dụ Canh và mẹ người Mĩ. Nhờ thông thạo nhiều ngoại ngữ nên cô được tuyển làm nữ quan của Từ Hi thái hậu, giữ vai trò phiên dịch cho thái hậu trong các buổi tiếp kiến sứ đoàn ngoại quốc.
Sau khi Từ Hi thái hậu qua đời, Dụ Đức Linh viết hồi ký về khoảng thời gian hầu hạ “Lão Phật gia”. Trong cuốn hồi ký, cô sử dụng bút danh “Công chúa Đức Linh”. Vì vậy cô còn được gọi là công chúa Đức Linh.
Dụ Đức Linh dạy thái hậu nói “gia tử” khi chụp ảnh để có được bức ảnh với nụ cười tự nhiên nhưng không lường trước được tình huống ngoài dự đoán sau:
Năm 1879, Dụ Đức Linh đem kỹ sư người Anh đến hoàng cung. Ông mang theo bóng đèn sợi đốt. Khi đó, nhà Thanh vẫn dùng đèn dầu để thắp sáng, hoàn toàn chưa có nến như trong các bộ phim cổ trang nhà Thanh. Vị thái hậu của “thượng quốc” quá lạc hậu không biết bóng đèn điện của phương Tây, nên khi bóng đèn phát sáng, bà tưởng rằng kĩ sư người Anh chụp ảnh mình, thế là nói lớn hai tiếng “gia tử”.
Lần đầu thấy bóng đèn sợi đốt, Từ Hi thái hậu tưởng đây là máy ảnh
Dụ Đức Linh nghe vậy sợ đến mức không nói nên lời.
May mắn khi đó các thái giám, cung nữ cũng không biết vật đó là gì còn kĩ sư người Anh thì không biết tiếng Trung Quốc nên không ai cười. Dụ Đức Linh từ sợ hãi đến phải nhịn cười rồi nhẹ nhàng giới thiệu với Từ Hi đây là bóng đèn sợi đốt.
Sau khi Từ Hi qua đời, giai thoại vẫn được nhắc đến và ngời Trung Quốc ngày nay vẫn nói “gia tử” để có được một bức ảnh đẹp. Nhưng câu chuyện này cũng là một minh chứng cho thấy triều Thanh khi đó đã tụt hậu quá xa so với thế giới.