Làm việc 5 năm rồi, tôi mới nhận ra ở nơi làm việc đừng hỏi những câu khiến nhuệ khí đi xuống, sự nghiệp giậm chân
Năng lực còn non, làm việc không được thuận lợi, vậy thì đã sao? Đừng tin vào mình, hãy tin vào việc mình làm.
- 01 -
Đối với một người mà nói, so với mệt mỏi, hoang mang, ít tóc hay lương ít thì việc không được công nhận mới là thứ khiến chúng ta cảm thấy lo lắng hơn cả.
Một anh bạn đồng nghiệp của tôi từng than thở: "Thực ra lo lắng như vậy thì ngày nào chẳng có, quen rồi. Nhất là khi nghe nói lãnh đạo nhỏ tuổi hơn mình, đến người nhỏ tuổi hơn mình còn khởi nghiệp thành công, mình thì vẫn đứng im tại chỗ. Không chỉ không đuổi kịp đồng nghiệp, giờ đến người trẻ tuổi hơn cũng qua mặt rồi".
Một độc giả có chia sẻ với tôi, anh ấy làm việc cho một công ty thương mại điện tử, phát hiện ra lãnh đạo nhỏ hơn anh ấy 2 tuổi. Sau đó còn biết được cậu lập trình viên của công ty vừa tốt nghiệp ra trường được nhận vào công ty nhưng lương lại bằng anh ấy. Nhiều khi anh ấy cũng cảm thấy hoài nghi với năng lực của bản thân mình, nhưng vẫn an ủi bản thân rằng mình có nhiều kinh nghiệm, rồi sẽ được thăng chức nhanh thôi, nhưng thực tế người làm việc vất vả nhất lại chính là bản thân mình.
Anh ấy tăng ca đến gần sáng để làm xong phương án, đưa nộp cho lãnh đạo trẻ hơn mình 2 tuổi xem xét, đổi lại là sự phủ nhận hết lần này đến lần khác. Việc này khiến anh ấy rơi vào trạng thái hoài nghi, do dự, và chán nản trong một thời gian dài.
Khi so sánh mình với người khác, thay vì so sánh về công việc thì chúng ta lại có khuynh hướng chuyển sự so sánh đó sang bản thân mình: Sao tôi lại kém cô ta nhiều như vậy? Có phải mình không hợp với công việc này? Có phải tôi làm tốt không?
Những người hỏi câu hỏi như vậy thực ra là đang nhắm vào chính bản thân mình mà xem nhẹ bản thân sự việc. Và như một hệ quả, bạn sẽ lâm vào vòng hoài nghi bản thân, do dự, chán nản và mất phương hướng.
- 02 -
Một vị đồng nghiệp 9x tên H. ở công ty tôi, có một khoảng thời gian cô ấy than phiền rằng rất chán nản, đây là công việc đầu tiên mà cô ấy phải tăng ca nhiều và muộn như vậy.
"Công việc chưa hoàn thành tức là chưa hoàn thành, không cần biết là bạn có muốn ăn đêm hay không, có khóc lóc thảm thiết ra sao, hay là muốn đi ngủ như thế nào, bạn đều phải làm xong công việc, hơn nữa còn phải là làm thật tốt".
Nỗ lực, chăm chỉ làm như vậy nhưng cuối cùng vẫn là không được duyệt. Trong một khoảng thời gian dài cô ấy bị mâu thuẫn: Lúc trước thấy mình cũng không tồi, nhưng giờ lại cảm thấy mình chẳng được cái việc gì cả.
Sau đó, với mong muốn cô ấy tiếp tục kiên trì, một đồng nghiệp đã an ủi cô ấy: "Mới bắt đầu công việc bao giờ cũng vậy, đều sẽ gặp phải những khó khăn, những đả kích, không ai là thuận lợi ngay từ đầu cả, cũng không ai có thể chấp nhận sự thật đó ngay. Nhưng đây chính là công việc, em có thể thôi việc, nhưng bất kể là em có đi làm ở đâu thì cũng đều phải học cách đối mặt và tiếp nhận áp lực. Bởi vì bất kể là đi đâu thì cái quan trọng nhất vẫn là: bạn phải làm cho xong công việc này. Bạn hợp hay không hợp? Làm được hay không làm được? Bạn làm như thế nào? Thậm chí còn vì chuyện này mà áp lực hay buồn bực, tất cả đều không quan trọng."
Có nhiều độc giả hỏi tôi rằng:
Tôi lựa chọn sống với thực tế hay lựa chọn giấc mơ chưa còn dang dở của mình?
Họ chia sẻ:
"Mỗi ngày đều phải chịu những áp lực vô hình từ công việc nhưng lại không đủ quyết tâm để nghỉ việc. Cảm giác cuộc sống như vậy không phải là thứ mình muốn."
"Tôi đã đổi rất nhiều công việc, nhưng đều là việc làm lương thấp, sắp 30 rồi mà tôi vẫn chưa để ra được khoản tiết kiệm nào."
"Tôi cảm thấy mình không thích hợp với công việc hiện tại, muốn làm công việc mình yêu thích, nhưng liệu có nuôi sống được bản thân không?"
"Chuyện trong nhà, nghe thì có vẻ thảnh thơi những thực ra có rất nhiều chuyện để lo. Muốn nghỉ việc đi ra ngoài du ngoạn nhưng lại không có bản lĩnh đó, không biết mình có thể làm được chuyện gì."
Chúng ta rất dễ bị sa vào cái vòng lúc nào cũng lấy "tôi" làm trung tâm để rồi do dự, mơ hồ, lưỡng lự và tự hoài nghi bản thân mình.
Một bạn học của tôi khi mới bắt đầu đi làm đã gặp qua không ít sự phủ nhận: mỗi một phương án đưa ra đều bị phủ nhận, cho dù có được thông qua thì hiệu quả cũng không ra làm sao.
Điều này khiến cô ấy ngày nào đi làm cũng ủ rũ, nhưng cô ấy vẫn cố gắng kiên trì.
Cô ấy nói: "Lúc chán nản nhất tôi cũng không nghĩ đến chuyện nghỉ việc, bởi vì đây là việc mà tôi muốn làm. Hơn nữa quả thực là nhờ công việc này mà tôi tiến bộ lên rất nhiều".
Nếu bạn muốn thử một chuyện gì đó thì nhất định phải bỏ công sức ra đi làm nó, có như vậy thì sự sợ hãi trong bạn sẽ được dũng khí và hành động đẩy lùi đi.
Đến một độ tuổi nhất định nào đó, ắt hẳn sẽ có cảm giác sự nghiệp bị chững lại, đôi khi còn cảm thấy mình không làm tốt được chuyện gì cả.
Tôi biết bạn mệt mỏi, bạn mơ hồ, bạn hàng ngày đều âm thầm gặm nhấm sự chán nản, còn hay tự hỏi mình:
Có nên làm công việc mà mình yêu thích không?
Ở quê hay lên thành phố lập nghiệp?
Làm ở công ty lớn hay là ở công ty nhỏ?
Muốn khởi nghiệp nhưng lại không đủ gan?
……
Tất cả những câu hỏi trên đều không có đáp án tiêu chuẩn.
Làm gì cũng cần có thời gian, tuy thứ bạn cần là mục tiêu và đích đến, nhưng muốn đạt được hai thứ đó, bạn nhất định phải trải qua một quá trình.
Một người thực sự giỏi là người có thể vứt bỏ sự tự ti, vứt bỏ sự do dự, sự hoài nghi bản thân hay những lần nổi giận khi không làm được việc…. Sau đó tập trung, nỗ lực đi làm những việc mà mình muốn và vẫn đang do dự đó.
Năng lực còn non, làm việc không được thuận lợi, vậy thì đã sao?
Đừng tin vào mình, hãy tin vào việc mình làm.