Làm thế nào để sống một cuộc sống không phải hối tiếc?

22/03/2017 10:03 AM | Sống

Hối tiếc là kết quả của sự so sánh về hiện tại với những viễn cảnh tốt nhất có thể xảy ra, nếu không muốn có một cuộc sống tràn ngập hối tiếc, hãy lạc quan lên.

Là con người, chúng ta không thể tránh được những sai lầm và dẫn đến những phút giây hối tiếc sau đó. Nhưng chúng ta có thể giảm thiểu và ngăn chặn được những khoảnh khắc hối tiếc. Theo cuốn sách Algorithms to Live By: The Computer Science of Human Decisions (tạm dịch: Tuân thủ thuật toán: Khoa học máy tính về quyết định của con người) của 2 tác giả Brian Christian và Tom Griffiths, thì “Nuối tiếc là kết quả sau khi so sánh những gì chúng ta đã làm với viễn cảnh tốt nhất có thể xảy ra”.

Có một thuật toán để sống mà ít phải hối tiếc nhất, nó khuyên chúng ta làm một việc khá đơn giản: hãy sống thật lạc quan. Nó ủng hộ chúng ta dám chấp nhận rủi ro chứ không chọn các biện pháp an toàn. Nghe có vẻ như đánh cược đúng không? Nhưng đó chính là điểm mấu chốt của thuật toán này.

Để giúp bạn hiểu định nghĩa này theo đúng ngữ cảnh của nó, ta hãy xét sự thật sau: Jeff Bezos – ông chủ của Amazon.com – đã có một công việc ổn định tại một công ty đầu tư tài chính trước khi bắt đầu khởi nghiệp. Khi quyết định liệu có nên bỏ việc hay không, ông đã nghĩ về điều đó theo khía cạnh “mức độ nuối tiếc”. Ông biết rằng mình sẽ không hối tiếc vì theo đuổi ước mơ và thất bại, nhưng sẽ hối tiếc vì không dám thử sức mình. Trong cuốn sách, ông nói rằng đưa ra lựa chọn theo hướng tư duy này khiến cho việc đó thật dễ dàng.

Mặc dù khoa học máy tính không thể loại bỏ hoàn toàn sự hối tiếc trong cuộc đời của một người, nhưng nó có thể giúp bạn ít phải hối tiếc nhất. Hai nhà toán học Herbert Robbins và Tze Leung Lai đã chứng minh những luận điểm chính về sự hối tiếc:

• Kể cả khi bạn chọn hướng đi khả dĩ nhất, bạn sẽ luôn hối tiếc vì đời là vậy.

• Bạn sẽ không phải hối tiếc nhiều nếu bạn chọn giải pháp tốt nhất và bởi theo thời gian bạn sẽ học được cách lựa chọn tốt hơn.

• Sự hối tiếc sẽ tăng theo “cấp logarit”, nghĩa là chúng ta có thể kỳ vọng rằng sự hối tiếc sẽ ít dần đi theo năm tháng.

Các nhà nghiên cứu thuật toán được biết đến nhiều nhất đã tìm ra được thuật toán Upper Confidence Bound (Ngưỡng Tự tin Trên) để giảm thiểu hối tiếc. Về cơ bản, phương pháp này thiên về lựa chọn có tiềm năng nhất, chứ không phải lựa chọn tốt nhất hiện tại.

Theo Christian và Griffiths: “Ngưỡng Tự tin Trên luôn cao hơn giá trị kỳ vọng, nhưng khoảng cách này sẽ ngày càng thu hẹp khi chúng ta có thêm kinh nghiệm với một lựa chọn cụ thể”. Chúng ta càng biết ít, thì các kỳ vọng càng thấp, và kết quả đạt được càng cao.

Các thuật toán này dựa trên tính lạc quan, bổ sung lợi thế cho những lựa chọn mà chúng ta ít biết hơn – hay còn gọi là lợi ích của sự ngờ vực.

“Làm theo lời khuyên của các thuật toán này, bạn nên cảm thấy phấn khích khi gặp gỡ những người bạn mới và thử trải nghiệm những điều mới mẻ - để luôn nghĩ những điều tốt đẹp nhất về họ, khi không có bằng chứng về điều ngược lại. Về lâu về dài, sự lạc quan là biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho sự hối tiếc”.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM