Làm sao để tranh luận thắng khi bạn biết là mình đúng? Hãy để chuyên gia Harvard giúp bạn

25/04/2018 16:30 PM | Công nghệ

"Đừng tranh cãi với những kẻ ngố, vì họ sẽ kéo bạn xuống cùng đẳng cấp và chiến thắng bạn bằng kinh nghiệm." Nhưng có phải lúc nào cũng được như vậy đâu?

Phía trên là câu nói rất được ưa chuộng trong cộng đồng mạng thế giới, dù chẳng ai rõ nguồn gốc của nó đến từ đâu. Tuy nhiên, câu nói này dù nghe rất hay, nó lại khó lòng áp dụng được vào thực tế.

Làm sao để tranh luận thắng khi bạn biết là mình đúng? Hãy để chuyên gia Harvard giúp bạn - Ảnh 1.

Tại sao ư? Vì phàm là người, ai cũng có cái tôi của riêng mình. Bản thân tin là mình đúng thì khó có thể nhượng bộ cho cái sai, để rồi tạo ra tranh luận, cãi cọ, thậm chí là xung đột.

Tóm lại, khi đã biết là mình đúng, chúng ta thường sẽ cãi lại bằng được. Nhưng đừng quên rằng người tranh luận với bạn cũng vậy - họ cũng cho là mình đúng.

Vậy bạn phải làm thế nào để tranh luận vừa văn minh, vừa dễ thắng? Hãy học theo Amy Cuddy, một chuyên gia tâm lý học đến từ ĐH Harvard.

Theo Cuddy, nếu biết chắc rằng mình đúng, bạn sẽ hiểu rằng bản thân đang nắm giữ... quyền lực. Và để tận dụng tốt nhất thứ quyền lực này thì không nên gân cổ lên cãi nhau làm gì. Thay vào đó, hãy lắng nghe, một cách chú tâm nhất.

Làm sao để tranh luận thắng khi bạn biết là mình đúng? Hãy để chuyên gia Harvard giúp bạn - Ảnh 2.

Cuddy cho biết khi bạn dừng lại và lắng nghe, bạn đã cho đối phương cơ hội để trình bày những gì họ nghĩ một cách toàn vẹn nhất, giúp họ được trải lòng. Hơn nữa, quá trình này cũng cho bạn cơ hội để nắm được tại sao đối phương lại có thể hiểu sai.

Tiếng nói chung chỉ có thể xuất hiện khi cả hai hiểu nhau mà thôi.

"Khi tranh luận, việc đầu tiên là để đối phương nói hết. Làm vậy không phải là bạn đánh mất lợi thế, mà là để họ cảm thấy rằng bạn đang đồng cảm và thấu hiểu nhau hơn." - Cuddy chia sẻ.

Nhưng khi đối phương bắt đầu nói... càn, chắc hẳn bạn sẽ rất tức. Lúc đó sẽ làm thế nào?

"Đó là lúc bạn phải đợi" - Cuddy cho biết, vì giận quá sẽ mất khôn. "Nếu bạn phản pháo vào lúc này, cơn giận sẽ khiến bạn không còn tỉnh táo nữa. Thông tin bạn nhận được cũng sẽ ít hơn, cơ hội để hiểu nhau cũng khó hơn, và tự đánh mất lợi thế của mình."

Theo Cuddy, điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu rằng tranh luận khôn nên vì mục đích thắng thua, hay phải khiến đối phương phải xấu hổ. Những mục đích ấy sẽ khiến bạn trở thành kẻ thua cuộc, kể cả khi luận điểm của bạn hợp lý hơn.

Và cuối cùng, khi tranh luận thì "đừng bao giờ cao giọng". Việc đó sẽ khiến đối phương cảm thấy mình bị thiếu tôn trọng, và đương nhiên kết quả cũng không hề tốt rồi.

Tham khảo: Business Insider

Theo OCT

Cùng chuyên mục
XEM