Làm sao để đưa ra lựa chọn tốt hơn khi mọi phương án đều có vẻ là phương án tốt?

01/12/2018 10:32 AM | WeLearn

Hướng dẫn để vượt qua FOBO, nỗi sợ những lựa chọn tốt hơn.

Có lẽ một trong những viễn cảnh này có vẻ quen thuộc: Lãng phí cả giờ đồng hồ cho việc lướt Tinder mà chẳng để làm gì ngoài việc bị mỏi ngón tay cái. Lang thang giữa bạt ngàn lựa chọn trên Netflix hay Amazon Prime và rồi ngủ gục trước khi tìm ra cái gì đó để xem. Mất quá nhiều thời gian để quyết định gọi ship món gì về ăn, để đến khi đã chọn được rồi thì bạn lại quá đói đến mức không thể đợi đồ ăn giao đến.

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta có rất nhiều lựa chọn. Nhưng thay vào những lựa chọn tự do thì chúng lại thường mang đến cảm giác mệt mỏi nhiều hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta không có khả năng để xử lý nhiều quyết định: Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu sử dụng máy MRI để theo dõi các phần của não bộ hoạt động nhiều hơn khi các đối tượng thí nghiệm phải đưa ra sự chọn lựa. Khi đối mặt với quá nhiều lựa chọn, con người có xu hướng thư thả hơn là khi có quá ít lựa chọn.

Có một vài cái tên cho loại mệt mỏi làm tê liệt này. Nhà tâm lý học Barry Schwartz nhấn mạnh điều mà ông gọi là "Nghịch lý của sự lựa chọn" trong cuốn sách cùng tên ông phát hành năm 2004. Một số chuyên gia gọi đó là "Quá tải trong việc lựa chọn" hay "Quá nhiều lựa chọn." Và một số lại gọi đó là, theo một cách đơn giản, là FOBO (Fear of better option): Nỗi sợ những lựa chọn tốt hơn.

Đó là một thuật ngữ khá hấp dẫn cho điều gì đó có thật, có thể gây bất lợi cho cuộc sống của chúng ta. FOBO khiến bạn bị tê liệt giữa các lựa chọn và cảm thấy một phương án tốt lại thật tệ. Kết quả là việc chúng ta hoãn những quyết định quan trọng vì có quá nhiều lựa chọn và quá trình có vẻ áp lực."

Một số người sẽ nhạy cảm với lối suy nghĩ này hơn.

Một nhánh nghiên cứu tâm lý học chia con người ra làm hai loại: Giảm thiểu, còn được biết đến là "thỏa mãn", là những người sẽ tìm kiếm cho đến khi họ thấy được một chọn lựa đủ tốt để thỏa mãn tiêu chí của mình rồi mới dừng lại; Tối đa hóa, những người muốn tìm kiếm lựa chọn tốt nhất.

Làm sao để đưa ra lựa chọn tốt hơn khi mọi phương án đều có vẻ là phương án tốt? - Ảnh 1.

Những người ở nhóm sau có khuynh hướng dễ bị FOBO hơn. "Những người thuộc nhóm tối đa hóa có khả năng sẽ hối hận rất nhiều và có cảm xúc tiêu cực vì sự so sánh với những thứ họ đã không chọn". Bất kỳ ai từng vừa nhìn đĩa thức ăn của người đi cùng vừa than thở về phần ăn của mình trong nhà hàng sẽ hiểu được cảm giác này.

Bất kể tính cách của bạn trong việc đưa ra quyết định thế nào, có những phương pháp có thể giúp xoa dịu nỗi đau của việc lựa chọn. Để vượt qua chứng FOBO, bước đầu tiên là phải đặt lựa chọn được cho sẵn vào bối cảnh lớn hơn. Con người ai cũng sợ đưa ra quyết định sai lầm nhưng đó là cơ sở cho sự sai lầm dù cho quyết định đúng đắn có là gì đi nữa. Rất nhiều người nghĩ đó là kết quả tốt, nhưng họ lại không tính đến việc, dù kết quả có thể do quyết định của bạn, nó cũng bị ảnh hưởng bởi một phần mà chúng ta không kiểm soát được. Bộ phim hóa ra dở tệ, nơi ở mới với hàng xóm tệ hại, một kỳ nghỉ mà mưa hết cả 6 ngày dài. Khi có điều gì đó sai lầm, hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn không thể biết trước được mọi chuyện.

Nó cũng giúp ta nhìn qua được những viễn cảnh có khả năng là tệ nhất. Hãy suy xét kĩ càng đến cả quyết định sau đó để bạn không chỉ tập trung vào điều không chắc chắn. Mọi người thường đặt quá nhiều vào một lựa chọn mà quên mất rằng còn có cơ hội cho nhiều lựa chọn mới khác sau cái vừa được đưa ra.

Một sai lầm khác là bạn thường không biết bản thân muốn gì trước khi nhìn vào các lựa chọn mình có. Khi những lựa chọn đó được bày ra trước mắt, ta rất dễ bị mờ mắt bởi những lựa chọn có vẻ hấp dẫn bất kể bạn thực sự muốn hay cần gì. Nhận định được điều gì là ưu tiên với bạn, sau đó so sánh các lựa chọn với điều ưu tiên đó, sẽ giúp bạn định hướng được tốt hơn.

Nếu bạn thực sự bị bế tắc, hãy thử thu hẹp các lựa chọn lại. Ví dụ, bạn có thể loại bỏ tất cả những chọn lựa không thu hút bạn, sau đó chọn bừa một cái. Một nghiên cứu tìm ra rằng một cách đưa ra quyết định hiệu quả là xem quá trình lựa chọn như một giải đấu thể thao: chia các lựa chọn thành nhiều nhóm, chọn cái tốt nhất trong mỗi nhóm, rồi chọn cái tốt nhất từ những cái tốt nhất.

Nếu bạn không hài lòng với kết quả có được, đó cũng là dữ kiện có ích. Chúng ta thường khổ sở với việc chọn lựa những điều gần như nhau, như chọn giữa hai công việc xem việc nào mà bạn có thể khiến bạn hạnh phúc. Khi việc viện cớ không giúp ích gì được, bản năng đôi khi có thể là yếu tố quyết định. "Nếu tôi tung đồng xu rồi nhận được đáp án A, mà trong đầu tôi lại nghĩ "urgh", vậy thì tôi sẽ chọn đáp án B."

Nếu như quyết định của bạn có hiệu lực trong năm năm kể từ giờ thì một trong những điều có ích nhất bạn có thể làm đó là mạo hiểm. Có thể là nhà các mối quan hệ, nhà cửa, công việc. Nhưng trong năm năm, liệu bạn có quan tâm đến việc bạn chọn thịt bò thay vì gà, hay chọn cái áo khoác màu xanh thay vì màu đỏ không? Thật lòng mà nói, có thể bạn sẽ quá bận rộn để mà nhớ đến những chuyện đó.

Mai Lâm

Từ khóa:  lựa chọn , chọn
Cùng chuyên mục
XEM