Làm gì khi đồng nghiệp mới “ảo tưởng” mình là sếp?
Có những “luật bất thành văn” được ngầm hiểu và bạn chỉ có thể học nó bằng cách quan sát đồng nghiệp mới của bạn và chạm vào hàng rào ngầm vô hình ấy.
Khi bắt đầu một công việc mới, hầu hết mọi người đều trải qua việc ngồi đọc chính sách công ty hàng trăm lần, trải qua vô số các buổi đào tạo, nhưng thực tế đáng buồn là những hoạt động này sẽ không giúp gì nhiều trong công việc của bạn.
Chúng sẽ không giúp bạn hiểu cách vận hành của công ty mới. Bạn chỉ có thể tìm hiểu về văn hóa - các yếu tố lớn nhất ảnh hưởng tới thành công của bạn ở trong công việc bằng cách bắt tay vào làm.
Hầu hết mọi người đều phải học cách vận hành công việc và văn hóa của doanh nghiệp và đó luôn là một hỗn hợp phức tạp của các thể loại chính sách, chính trị, lịch sử cũng như đặc điểm của công ty. Tuy nhiên, có những “luật bất thành văn” được ngầm hiểu và bạn chỉ có thể học nó bằng cách quan sát đồng nghiệp và chạm vào hàng rào ngầm vô hình ấy.
Một trong những tình huống khó xử mà bạn có thể gặp phải trong công việc mới đó là “ma cũ bắt nạt ma mới” - đồng nghiệp hành động như sếp. Họ đưa cho bạn các hướng dẫn và nói cho bạn cần phải làm gì. Có thể đó là ý tốt của họ khi cố gắng để giúp bạn đẩy nhanh quá trình tìm hiểu học tập trong thời gian thử việc. Tuy nhiên, đôi khi họ “nhờ” bạn làm hoặc thậm chí giao cho bạn những nhiệm vụ khiến bạn bối rối và chẳng hiểu chuyện gì đang diễn ra cả.
Có thể bạn rất muốn hỏi “tại sao lại giao cho tôi công việc này” Đây là công việc sếp giao riêng cho bạn hay đồng nghiệp chỉ đang san bớt công việc của họ cho bạn mà thôi?
Tuy nhiên hầu hết mọi người đều không đặt câu hỏi nào vì dù sao có việc để làm còn hơn là ngồi “nhai mớ lý thuyết suông dày cộp mà chẳng có chút kinh nghiệm thực tế nào. Và như thế chúng ta thỏa hiệp, sẵn sàng và vui vẻ nhận lời nhờ vả của đồng nghiệp.
Thế nhưng vấn đề nằm ở chỗ nhờ được một lần thì sẽ có lần hai. Họ sẽ rất khó từ bỏ việc nhờ bạn trong công việc lần 2 khi tự cho họ cái vị trí “training” nhân viên mới, một vị trí khá là quyền lực với bạn đấy!
Vậy làm thế nào để chấm dứt tình trạng đó?
Sẽ không lịch sự và khôn ngoan khi nói thẳng với người đồng nghiệp đó các câu đại loại như: "Xin hãy để tôi làm việc của tôi" hoặc "Anh không phải là sếp của tôi".
Thay vào đó hãy hỏi người đồng nghiệp đó của bạn về lộ trình đào tạo mà anh ấy thiết kế riêng cho bạn như thế nào? Lộ trình và công việc cụ thể là gì.
Tất nhiên tất cả những người cũ đều cảm thấy mến một người ham học hỏi và biết giúp đỡ người khác. Nhưng nhớ là hãy hoàn thành công việc bạn được phân công trước khi nhận lời yêu cầu của đồng nghiệp, tránh ôm đồm.
Sau khi đã hiểu một phần công việc hãy yêu cầu họ giao việc riêng cho bạn. Nếu không hiểu bạn vẫn có thể hỏi người đồng nghiệp đó. Và lúc này bạn đã tới phần khó phần khó khăn hơn và quan trọng hơn của công việc mới đó là mà bạn phát triển kĩ năng làm việc của bạn, tựa như thiết lập ranh giới và có tiếng nói của riêng mình. Có thể sau đó mối quan hệ với đồng nghiệp sẽ không còn thoải mái như ban đầu nhưng bạn phải làm vì đó là một kỹ năng sống cần thiết.
Tuy vậy hãy nhớ rằng mối quan hệ công việc là tối quan trọng và không nên chống đối người đào tạo bạn, phán xét họ giỏi hay kém vì dù sao thì họ cũng là người vạch đường chỉ lối cho bạn kia mà.