Kỹ sư CNTT Ấn Độ nườm nượp đi đền cầu 'Thần Visa' để được cấp hộ chiếu sang Mỹ

02/11/2020 17:19 PM | Công nghệ

Những người sùng đạo tin rằng chuyến viếng thăm ngôi đền 500 năm tuổi ở Ấn Độ có thể chính là tấm vé đến Mỹ của mình.

Vào bất kỳ ngày nào, bạn cũng có thể thấy hàng trăm nhân viên làm việc trong lĩnh vực công nghệ đổ dồn tới Đền Chilkur Balaji ở Hyderabad, một trong những trung tâm CNTT lớn nhất của Ấn Độ, để cầu nguyện "Thần Visa".

Điều ước của họ chính là tấm thị thực H-1B của chính phủ Mỹ, thứ vô cùng được thèm muốn bởi chỉ có thể được cấp cho 30% người nộp đơn mỗi năm.

Kỹ sư CNTT Ấn Độ nườm nượp đi đền cầu Thần Visa để được cấp hộ chiếu sang Mỹ - Ảnh 1.

Visa và hoa được đặt lên một bục vuông ở khu vực giữa sân.

Chilkur Balaji là một ngôi đền cổ dành riêng cho Chúa Balaji - hóa thân của thần Vishnu trong đạo Hindu - ở ngoại ô thành phố Hyderabad. Nằm cách một giờ lái xe từ lãnh sự quán Mỹ ở Hyderabad, từ lâu ngôi đền này đã được mệnh danh là "Đền Visa Balaji", nơi những người đến cầu nguyện có thể được thần thánh phù hộ để được cấp thị thực H-1B sau khi kiếm được một công việc ở Mỹ.

Thị thực "H-1B" rất được săn đón bởi những người nhập cư Ấn Độ có nguyện vọng làm việc tại Mỹ, nhưng việc ông Trump thúc đẩy việc cấp phép chỉ dành cho những người nộp đơn có tay nghề cao nhất hoặc được trả lương cao nhất, đã khiến nhiều người lo lắng. Và họ tin rằng, vị thần của đất nước mình có thể "áp vía" được vị tổng thống tóc vàng ở nước Mỹ xa xôi.

Kỹ sư CNTT Ấn Độ nườm nượp đi đền cầu Thần Visa để được cấp hộ chiếu sang Mỹ - Ảnh 2.

Một cô gái trẻ đang cầu nguyện ở đền Chilkur Balaji.

Nghi lễ cầu nguyện thị thực H-1B bao gồm pradakshina, thực hành bằng cách đi vòng quanh một hình ảnh, thánh tích, đền thờ hoặc các vật linh thiêng khác. Trong trường hợp này, đó là thần tượng bên trong ngôi đền. Tại Chilkur Balaji, những người thỉnh cầu phải thực hiện 11 lượt pradakshina, con số tượng trưng cho linh hồn và thể xác. Một số người sẽ đưa hộ chiếu và một bông hoa lên trước vị thần, trong khi đi vòng quanh và ca tụng các bài thánh ca Hindu. Đôi khi họ cũng cúng dường bằng những trái dừa tươi. Nếu điều ước của họ được thực hiện, họ có nghĩa vụ sẽ phải quay lại đây và hoàn thành 108 lượt pradakshina, như một dấu hiệu của lòng biết ơn.

Kỹ sư CNTT Ấn Độ nườm nượp đi đền cầu Thần Visa để được cấp hộ chiếu sang Mỹ - Ảnh 3.

Một người đang "trả lễ" tại đền Chilkur Balaji, và phải dùng một tờ giấy đánh số để không bị nhầm lượt.

Sức mạnh ma thuật được cho là của ngôi đền đã trở nên nổi tiếng và lan truyền mạnh vào những năm 1980, sau khi một nhóm kỹ sư đến thăm ngôi đền để cầu xin thị thực. Tất cả họ đều được ban cho điều ước của họ và chẳng bao lâu sau, hàng loạt những người khác đã làm theo. Nhiều trường hợp cho biết họ đã nhận được thị thực sau khi tới đây cầu nguyện, dù trước đó đã bị từ chối nhiều lần.

"Em gái của tôi hiện đang ở Bỉ, ở Brussels, vì vậy vâng, nó linh nghiệm", một người hành hương từng chia sẻ với CNN trong khi thực hiện các vòng cầu nguyện của mình tại đền thờ.

Kỹ sư CNTT Ấn Độ nườm nượp đi đền cầu Thần Visa để được cấp hộ chiếu sang Mỹ - Ảnh 4.

Tổng thống Trump có lẽ không thể nghĩ rằng hàng nghìn người đã phải nhờ cậy tới một vị thần để đối phó lại với chính sách do mình đặt ra.

Trong vài năm trở lại đây, cũng là những năm trong nhiệm kỳ của tổng thống Trump tại Mỹ, ngôi đền ngày càng trở nên nổi tiếng. Bởi rất nhiều người cho biết họ đã có được thị thực H-1B nhờ việc thành tâm tới đây cầu nguyện. Tiếng lành đồn xa, giờ đây nó thu hút rất nhiều đám đông xếp hàng dài để làm lễ mỗi ngày. Rất nhiều trong số đó các kỹ sư CNTT tài năng của Ấn Độ.

Linh mục trưởng S. Rangarajan, cho biết những người sùng đạo đến từ khắp đất nước để theo đuổi tấm visa sang Mỹ. "Cùng một hộ chiếu, cùng một loại giấy tờ, cùng một đại sứ quán và cùng một người nộp đơn, nhưng thị thực của họ đã bị từ chối trước khi đến cầu nguyện tại đây", ông chia sẻ. "Chúa của chúng tôi đang đáp lại những lời cầu nguyện."


Bảo Nam

Cùng chuyên mục
XEM