Kỳ lạ cây cổ thụ cháy đen vì hỏa hoạn "hồi sinh" nhờ chồi non 2.000 năm tuổi

19/12/2023 19:40 PM | Sống

Những chồi non 2.000 năm tuổi mọc lên từ thân cây cổ thụ cháy đen vì hỏa hoạn đã cho thấy sự kỳ diệu của thiên nhiên.

Vào ngày 30 tháng 11, tạp chí Thực vật tự nhiên đã đăng tải một bài nghiên cứu của Drew Peltier, nhà sinh lý học sinh thái tại Đại học Bắc Arizona, Mỹ cùng các đồng nghiệp về chồi non 2.000 năm vẫn có thể phát triển từ thân cây cổ thụ bị cháy vì hoả hoạn.

Kỳ lạ cây cổ thụ cháy đen vì hỏa hoạn "hồi sinh" nhờ chồi non 2.000 năm tuổi - Ảnh 1.

Được biết, chồi non này mọc lên từ thân cây hồng sam đã bị cháy sau trận cháy rừng lớn quét qua công viên hồng sam Big Basin ở California vào năm 2020. Các nhà chức trách và các nhà khoa học tưởng rằng những cây hồng sam cổ thụ biểu tượng của bang đang chết dần sau thảm họa này. Tuy nhiên, sau đó, họ phát hiện những chồi non nhỏ xíu mọc lên từ xác cây bị cháy.

Drew Peltier chia sẻ trên Live Science: "Chúng tôi phát hiện ra mầm cây này đã sử dụng lượng carbon dự trữ từ khoảng 50 đến 100 năm trước để sinh trưởng. Bất ngờ là những mô chồi này đã hình thành từ nhiều thế kỷ trước."

Kỳ lạ cây cổ thụ cháy đen vì hỏa hoạn "hồi sinh" nhờ chồi non 2.000 năm tuổi - Ảnh 2.

Cụ thể hơn, cây hô hấp bằng cách quang hợp, trong quá trình này cây biến đổi carbon dioxide từ không khí thành oxy và đường. Đây là một loại năng lượng giúp cây sinh trưởng, trao đổi chất và sinh sản nhưng chúng cũng có thể lưu trữ để sử dụng sau đó. Sở dĩ nhiều loại cây lưu trữ carbon để chúng có thể sống sót qua các thảm họa ví dụ như hạn hán hoặc cháy rừng, hay bị phá hủy tán lá khiến khả năng quang hợp của cây bị ảnh hưởng.

Nhóm của Drew Peltier đã phân tích chồi non của những cây hồng sam bị cháy và phát hiện ra điểm kỳ lạ. Sau đó, họ đã sử dụng carbon phóng xạ để xác định niên đại chính xác của lượng carbon mà chồi non cây hồng sam đã dùng để thúc đẩy sự phát triển mới của chúng. Họ đã tìm thấy một đồng vị cụ thể của carbon trong khí quyển là carbon-14, loại này đã tăng vọt vào đầu những năm 1960 do thử nghiệm bom nhiệt hạch, sau đó cạn kiệt dần theo thời gian. Những cây hồng sam đã hấp thụ carbon-14 cùng với đồng vị carbon-12 trong khí quyển sau khi thử nghiệm hạt nhân bị cấm.

Kỳ lạ cây cổ thụ cháy đen vì hỏa hoạn "hồi sinh" nhờ chồi non 2.000 năm tuổi - Ảnh 3.

Như vậy, có thể thấy, những cây hồng sam dự trữ carbon cả mới và cũ. Các nhà khoa học đã giả định những cây này sử dụng hết carbon mới nhanh hơn, từ đây, họ có thể ước tính độ tuổi của nguồn dự trữ carbon mà chồi cây sử dụng và so sánh với dữ liệu mẫu vật. Họ phát hiện ra rằng một số carbon tìm thấy trong sự phát triển mới đã được quang hợp từ cách đây hơn 50 năm.

Đặc biệt hơn, cây mới mọc từ những mầm chồi nằm sâu bên trong hốc cây hồng sam bị cháy. Những chồi cây này nhiều khả năng được hình thành từ khi cây hồng sam này vẫn ở trong giai đoạn cây non. Trong khi đó, những cây hồng sam cổ thụ này có đường kính 5m ở gốc, một số cây đã 2.000 năm tuổi, có nghĩa mô chồi này cũng khoảng 2.000 năm tuổi.

Kỳ lạ cây cổ thụ cháy đen vì hỏa hoạn "hồi sinh" nhờ chồi non 2.000 năm tuổi - Ảnh 4.

Từ khám phá mới này, các nhà khoa học đã rút ra kết luận rằng những cây hồng sam có khả năng chịu hỏa hoạn tốt hơn so với những suy đoán trước đây. Những cây hồng sam nhờ có vỏ rất dày và chiều cao ấn tượng là những yếu tố giúp chúng có khả năng chống chịu lửa rất tốt.

Đồng thời, nghiên cứu này cũng giúp cho các nhà khoa học hiểu hơn về cách các loại cây lưu trữ carbon. Cây cối có thể lưu trữ carbon vì chúng hấp thụ carbon dioxide từ khí quyển và chuyển chúng thành sinh khối hoặc kho năng lượng. Họ cũng hi vọng trong tương lai có thể sử dụng các loại cây cối như một bể chứa carbon cho Trái đất.


Theo Nguyệt Phạm

Cùng chuyên mục
XEM