Những chiêu tẩy trắng thực phẩm bằng hóa chất
12/06/2013 07:48 AM
|
Nhiều cơ sở chế biến thực phẩm, nhà hàng đã không ngần ngại dùng hóa chất để tẩy trắng thực phẩm. Từ lòng lợn, phở, bún, gà, vịt… đến trứng gà, rau củ đều được tẩy trắng phau.
Tẩy trắng bún, miến, bánh bao
Đầu tháng 5.2013, cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh đã tiến hành kiểm tra một số cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh ở KP.2, P.4, TX.Tây Ninh. Kết quả xét nghiệm mẫu bún lấy từ 2 cơ sở trên địa bàn TX.Tây Ninh cho thấy trong bún có chất huỳnh quang (Tinopal), một loại hóa chất có khả năng gây ung thư.
Tại cơ sở của ông Võ Văn Ánh, đoàn kiểm tra lấy 3 mẫu gồm nước luộc bún, bột đã khuấy trộn, hóa chất thu tại kho nguyên liệu gồm 200 gr màu vàng chanh và 420 gr bột màu trắng đem xét nghiệm.
Kết quả, chất màu vàng chanh là chất tẩy trắng (huỳnh quang - Tinopal), còn chất bột màu trắng là chất chống mốc (Sodium benzoat); mẫu nước bột trộn gạo đã khuấy làm bún dương tính với chất tẩy trắng. Bánh bao cũng được tẩy trắng nhờ một loại bột có nguồn gốc từ Trung Quốc với giá 70.000 đồng/kg.
Tẩy trắng thịt lợn thối
Tháng 9/2012, kiểm tra cơ sở ở 6N1, ấp 3, xã Bình Hưng, Bình Chánh, TPHCM, cơ quan chức năng phát hiện 500kg thịt heo xuất huyết, biến chất và hôi thối để chế biến. Để "hóa phép" số thịt thối này, cơ sở này sulfur dioxide pha với nước rồi ngâm thịt. 10 phút sau, số thịt tái xanh, bốc mùi đã được tẩy sạch chuyển sang màu đỏ tươi như thịt heo vừa mổ.
Sau khi đánh tan mùi hôi, Sau đó, thịt được chế biến hoặc cung cấp cho các quán cơm, cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp với giá chỉ bằng một nửa giá thịt.
Với "công nghệ" này, hàng loạt cơ sở sẵn sàng gom thịt bẩn, thịt heo bệnh trong mùa dịch, trữ trong tủ đông để cung cấp cho thị trường khi khan hiếm với giá cao. Được biết, trên thị trường hiện có H2O2 và NaClO là hóa chất rửa công nghiệp rất được các lò thịt thối mua dùng.
Tẩy lòng, bì thối làm đặc sản
Tháng 4/2012, điều tra tại cơ sở chế biến của Tuấn "dồi trường" (đường Nguyễn Quý Yên,thuộc khu phố 4, P.An Lạc, Q.Bình Tân) cho thấy, hầu hết nội tạng heo khi chế biến đều được tẩy thối bằng hóa chất. Nếu mùi hôi ít, sẽ được ngâm trong thuốc tẩy hai giờ.
Còn mùi hôi quá nặng thì ngâm trong thuốc tẩy hơn năm giờ. Khi đổ thuốc tẩy vào lòng thối, mùi hôi nồng nặc sẽ bốc lên và lòng thối dần chuyển sang màu tươi rói. Nếu lòng heo, dồi trường đã ướp đá thì phải luộc qua trước khi ngâm thuốc tẩy. Sau đó, các sản phẩm này sẽ được đưa vào quán nhậu, hàng bán đồ ăn sẵn.
Tương tự, để tẩy trắng bóng bì, các cơ sở sản xuất thường ngâm bì lợn trong nước ôxy già. Tại một cơ sở sản xuất bóng bì và mỡ lợn tại thôn Bình Lương, xã Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên vào tháng 5/2013 đã phát hiện bì lợn thì được ngâm qua dung dịch để làm trắng, sau đó sấy khô thành bóng bì cung cấp cho các hàng lẩu, các cửa hàng bán đồ khô.
Một món ăn khoái khẩu cũng hay bị tẩy trắng là sách bò. Thông thường để biến sách bò đen nguyên thủy thành màu trắng hấp dẫn có thể dùng vôi nhưng để nhanh, tạo độ bóng - giòn phải dùng hóa chất.
Cuối năm 2011, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường- Công an tỉnh Đồng Nai ắt quả tang các cơ sở tư nhân ở thành phố Biên Hoà và huyện Trảng Bom dùng hoá chất để ngâm nội tạng trâu bò. Điều đáng lo ngại là cơ sở của ông NVT ở xã Hố Nai 3 huyện Trảng Bom còn xây hẳn 4 hố ngâm hoá chất để tẩy trắng nội tạng trâu bò mà chủ yếu là sách bò cung cấp cho các quán nhậu
Tẩy trắng dừa và rau củ
Chuyện ngâm tẩm hóa chất làm cho dừa trắng và bắt mắt không phải là mới nhưng tình trạng này ngày càng phổ biến. Hàng trăm trái dừa tươi vừa gọt vỏ màu nâu xám nhưng chỉ sau vài phút ngâm trong thùng hóa chất pha sẵn đã trở nên trắng tinh.
Chủ một vựa dừa, cho biết chỉ cần ra chợ Kim Biên, ghé vào bất cứ tiệm hóa chất nào hỏi mua chất tẩy trắng dừa sẽ được giới thiệu 2 loại bột màu trắng, không bao bì, nhãn mác với giá bán khoảng 125.000 đồng/kg. "Mỗi thùng nước khoảng 20 lít pha trộn với 6 muỗng bột (3 muỗng loại này, 3 muỗng loại kia) rồi ngâm dừa vào, chờ nước thấm hết vào là xong".
Các loại củ như su hào, khoai tây, các loại đậu, dưa cà...cũng tương tự, sau khi bóc vỏ đều được ngâm lại bằng hoá chất trước khi lên sạp. Các lọai nộm hoa chuối hay măng tươi để trắng đẹp hầu hết đều qua công đoạn tẩy trắng.
Ông Nguyễn Ngọc, chuyên kinh doanh thực phẩm tại chợ An Đông (quận 5), cho biết, hầu hết các loại thực phẩm bày bán ở chợ đều được ngâm hóa chất để giữ cho thực phẩm được lâu và trông tươi ngon hơn.
Hóa chất cực kỳ độc hại
Theo Thạc sĩ Phùng Văn Trung, Viện Công nghệ hoá học TP.HCM, các hoá chất được người kinh doanh sử dụng như Hydrogen Peroxide, Magnesium Sunlfate hay Sulfur Dioxide và Psychotrine... đều là là hoá chất công nghiệp cấm sử dụng trong thực phẩm bởi nó gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khoẻ con người.Theo Thạc sĩ Phùng Văn Trung, Viện Công nghệ hoá học TP.HCM, các hoá chất được người kinh doanh sử dụng như Hydrogen Peroxide, Magnesium Sunlfate hay Sulfur Dioxide và Psychotrine... đều là là hoá chất công nghiệp cấm sử dụng trong thực phẩm bởi nó gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khoẻ con người.
GS.TS Trần Văn Sung, nguyên viện trưởng Viện Hóa học, cho biết, đối với đồ ăn, đã dùng đến hóa chất là không tốt, nhất là với lưu huỳnh và axit phôtphoric. Về tính chất hóa học, lưu huỳnh có tác dụng tẩy trắng, nhưng việc sử dụng lưu huỳnh để tẩy trắng phải có quy trình công nghệ và phải có sự kiểm soát. Việc sử dụng hóa chất một cách tự phát để tẩy trắng dừa là rất nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người.
GS.TS Trần Văn Sung, nguyên viện trưởng Viện Hóa học, cho biết, đối với đồ ăn, đã dùng đến hóa chất là không tốt, nhất là với lưu huỳnh và axit phôtphoric. Về tính chất hóa học, lưu huỳnh có tác dụng tẩy trắng, nhưng việc sử dụng lưu huỳnh để tẩy trắng phải có quy trình công nghệ và phải có sự kiểm soát. Việc sử dụng hóa chất một cách tự phát để tẩy trắng dừa là rất nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người.
PGS.TS Ngô Quốc Quyền, Viện Hoá học (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) khuyến cáo: "Không được phép sử dụng hóa chất trong chế biến thực phẩm nếu chỉ vì mục đích đánh lừa thị giác và không kiểm soát được liều lượng cũng như cách thức sử dụng".PGS.TS Ngô Quốc Quyền, Viện Hoá học (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) khuyến cáo: "Không được phép sử dụng hóa chất trong chế biến thực phẩm nếu chỉ vì mục đích đánh lừa thị giác và không kiểm soát được liều lượng cũng như cách thức sử dụng".
Theo Nhị Anh
Theo VEF
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!