Khủng hoảng kinh tế sâu sắc đẩy một quốc gia đứng trước bờ vực của nạn đói, người dân khổ sở kêu than: 'Chúng tôi hoàn toàn không có gì'
Cuộc khủng hoảng ở Afghanistan đã diễn ra trong nhiều năm. Nhiều thập kỷ chứng kiến những cuộc chiến đẫm máu đã khiến mùa màng bị gián đoạn, cộng đồng sống ở nông thôn phải di tản. Trong khi đó, hạn hán liên tiếp xảy ra do biến đổi khi hậu đã thay đổi nguồn cung lương thực.
Tại một bệnh viện ở tỉnh Badakhshan xa xôi, phía đông bắc Afghanistan, cậu bé Mohammad Yusuf (2 tuổi) phải sống nhờ thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho thân hình ốm yếu của mình. Nhưng số thực phẩm đó lại không đủ cho 5 anh chị em và bố mẹ cậu bé.
Không thu nhập, tiền tiết kiệm hay được hưởng bất cứ điều gì từ mạng lưới an toàn phúc lợi, mẹ Yusuf - chị Bibi Hafiza, gặp nhiều khó khăn. Sau khi Taliban chiếm đóng vào tháng 8, chồng chị đã biến mất khi nỗ lực ra nước ngoài tìm việc. Hàng triệu gia đình khác tại quốc gia này cũng phải đối mặt với nạn đói tương tự - tình trạng mà Liên Hợp Quốc gọi là "thảm hoạ nhân đạo tồi tệ nhất thế giới".
Hafiza cho biết: "Trước khi chính phủ cũ sụp đổ, tôi có một cuộc sống tốt đẹp. Chúng tôi có khách hàng, chúng tôi có thể mua trái cây và rất vui vẻ. Bây giờ, chúng tôi không có gì cả."
Cuộc khủng hoảng đi liền với nạn đói ở Afghanistan đã diễn ra trong nhiều năm. Nhiều thập kỷ chứng kiến những cuộc chiến đẫm máu đã khiến mùa màng bị gián đoạn, cộng đồng sống ở nông thôn phải di tản. Trong khi đó, hạn hán liên tiếp xảy ra do biến đổi khi hậu đã thay đổi nguồn cung lương thực.
Tuy nhiên, sự suy thoái gần như hoàn toàn của nền kinh tế nước này đến đột ngột khi Mỹ và các đồng minh thực hiện lệnh trừng phạt, sau khi Taliban chiếm quyền kiểm soát. Dữ trự ngoại hối của Afghanistan bị đóng băng và nguồn tài trợ quốc tế chiếm 4/5 ngân sách chính phủ trước đó cũng bất ngờ bị cắt bỏ.
Các thành viên NATO phải lựa chọn giữa việc tiếp tục hỗ trợ Afghanistan hay đứng nhìn dân thường chết đói - nạn đói mà Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG) cảnh báo có thể thể khiến nhiều người chết hơn 2 thập kỷ chiến tranh kể từ khi Mỹ đến quốc gia này vào năm 2001. Unicef cho biết, 1 triệu trẻ em có thể chết trong nạn đói này.
Người dân Afghanistan xếp hàng chờ phân phát thực phẩm.
Trong khi một số chương trình viện trợ nhân đạo đã được tái khởi động, nền kinh tế và hệ thống tài chính của Afghanistan vẫn bị đóng băng. Nhiều nhà tài trợ không sẵn sàng hỗ trợ các dịch vụ y tế hoặc giáo dục, vì họ bị yêu cầu tài trợ cho các bộ mà Taliban kiểm soát.
Các chính phủ phương Tây biện minh rằng đây là phản ứng của họ trước việc Taliban chiếm quyền kiểm soát. Kể từ khi tổ chức này nắm quyền, họ đã bị cáo buộc hành quyết những người thuộc phe đối lập và không cho các cô gái lớn tuổi được đến trường.
Song, các chuyên gia cho rằng cách tiếp cận này sẽ gây tổn thương cho Afghanistan nhiều hơn là Taliban. Các tỉnh nông thôn như Badakhshan đặc biệt dễ bị tổn thương. 1 triệu dân của khu vực này sinh sống rải rác ở giữa những ngọn núi Hindu Kush, với diện tích đất canh tác hạn chế và nhiều cộng động không thể liên lạc với bên ngoài vì mùa đông khắc nghiệt. Theo WFP, ngay cả trước khi chính quyền cũ sụp đổ, 40% trẻ em ở khu vực này đã bị suy dinh dưỡng.
Sayed Shafiq Ahmad - một quan chức địa phương của WFP, cho biết tổ chức này đang cung cấp viện trợ lương thực cho 16.000 gia đình ở thủ phủ tỉnh Faizabad, tăng so với 1.000 người trước khi Taliban chiếm đóng.
Người dân quốc gia này phần lớn phụ thuộc vào chính phủ cũ hoặc lực lượng an ninh để có việc làm. Rất nhiều người hiện đang thất nghiệp hoặc đi làm mà không được trả lương. Cuộc khủng hoảng đang làm dấy lên sự tuyệt vọng và tức giận. Một buổi chiều ở Faizabad vào tuần trước, Talibs mang vũ khí theo người để đánh trả hàng trăm người đang cố gắng tranh giành những túi bột mì và đậu từ một nhà kho phân phối. 2 người đàn ông trong hàng bắt đầu đánh nhau và ngã xuống đất khi bắt đầu được phân phát thực phẩm.
Tại bệnh viện tỉnh Faizabab, các bà mẹ và những đứa con mới biết đi chen chúc trong khoa nhi để tìm kiếm sự trợ giúp. Trở về mà không được hỗ trợ, một số người xông vào phòng bác sĩ để yêu cầu được giúp đỡ. Alimah Sadat - một nữ hộ sinh, cho biết: "Chẳng có hy vọng gì ở đây."
Nằm trong cũi, cậu bé Usman 9 tháng tuổi gầy guộc đã phải nằm viện 16 ngày sau khi được mẹ là Atifah Azizi đưa đến vì suy dinh dưỡng và mất nước nghiêm trọng. Chồng của Azizi - một thợ điện làm việc ở công trường, thường vẫn kiếm đủ tiền để trả tiền mua rau, trái cây. Tuy nhiên, sau đó, mọi hoạt động xây dựng bị ngừng lại và gia đình họ mất thu nhập, không đủ tiền để mua 1 bao gạo.
Azizi và con trai 9 tháng tuổi ở bệnh viện.
Taliban cho biết cuộc khủng hoảng này có nguyên nhân là sự trả đũa của phương Tây. Thủ lĩnh Anas Haqqani cho biết những lo ngại về nạn đói chỉ là "tuyên truyền định hướng dư luận".
Đối với những phụ nữ như Sabrinisa, mối đe doạ là có thật. Người phụ nữ 50 tuổi đã chuyển đến Faizabad cùng chồng và 4 người con vào năm ngoái để thoát khỏi cảnh bạo lực, nghèo đói ở khu nông thôn cũ.
Tuy nhiên, mọi thứ lại không hề tốt đẹp hơn. Gia đình này sống trong 1 ngôi nhà chỉ được xây bằng bùn và đá và những căn lều tạm bợ xung quanh. Chồng của Sabrinisa - làm bốc vác ở chợ, có thể kiếm được 50 afghanis (0,5 USD) vào một ngày thuận lợi. Chị nói: "Nếu kiếm được tiền, anh ấy có thể mang về cho chúng tôi một ít bánh mì vào buổi tối. Nếu không, gia đình chúng tôi chịu đói."
Tham khảo Financial Times