Không phải tập thể dục, “nằm” cũng giúp tuổi thọ con người tăng cao nhưng chớ quên 1 điểm cốt lõi
Với người cao tuổi, việc chúng ta liên tục vận động, làm việc không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe và tuổi thọ.
Cô Lý (Trung Quốc) năm nay 67 tuổi là một người vô cùng nghị lực. Dù tóc đã bạc và đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng lịch trì của cô vẫn dày đặc như tuổi trẻ.
Từ sáng sớm, khi thành phố còn chìm trong giấc ngủ, cô Lý đã khiêu vũ ở quảng trường để đón những tia nắng đầu tiên. Trông cô toát lên một sức sống tươi mới, khỏe khoắn.
Vào buổi chiều hối hả, cô luôn luôn bận rộn ở siêu thị để cẩn thận chọn ra những nguyên liệu tươi ngon nhất. Ngay cả khi màn đêm chìm xuống, khi hầu hết những người tầm tuổi cô đều chọn xem TV hay điện thoại, cô Lý vẫn tìm kiếm sự cân bằng trên chiếc thảm yoga của mình.
Thế nhưng, nhịp sống hối hả này không mang lại sức khỏe như cô Lý mong muốn. Ngược lại, cô ngày càng cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi khó tả.
Cô bắt đầu tự hỏi, liệu mình có bỏ lỡ gì không, bởi ngày nào cũng quá bận rộn. Những buổi khiêu vũ, mua sắm và tập yoga hằng ngày của cô có thực sự đáp ứng được nhu cầu cơ thể hay không? Những nỗ lực hết mình của cô dường như đang đi ngược lại với “cuộc sống lành mạnh” mà cô vẫn hay tưởng tượng.
Việc hoạt động liên tục khiến cô mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần. Cô bắt đầu nghĩ lại những ngày tháng “lười biếng”. Những ngày ấy cô chỉ ngồi lặng lẽ, nhâm nhi một tách trà nóng, ngắm nhìn mọi thứ xung quanh và không làm bất cứ điều gì. Việc này tưởng như đơn giản nhưng nó lại quá đỗi xa xỉ với cô Lý.
Cô Lý tự đặt ra câu hỏi: “Vậy có cách nào đơn giản và thoải mái hơn có thể giúp cô nâng cao sức khỏe và ngày càng trường thọ hơn hay không?”
Điều cốt lõi là “nghỉ ngơi thông minh”
Hầu như ai cũng biết về lợi ích của việc tập thể dục đối với tuổi thọ. Vậy nên chúng ta luôn cố gắng dành thời gian để đến phòng tập hoặc thức dậy sớm để chạy bộ buổi sáng. Tất nhiên, tất cả mọi người đều vì mục tiêu chung là có cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài.
Thế nhưng phải chăng tất cả mọi người đã bỏ qua những yếu tố đơn giản, cơ bản hơn của cuộc sống, đó là nghỉ ngơi. Thực chất, nghỉ ngơi đúng cách thậm chí còn có lợi cho tuổi thọ hơn việc đi bộ hai giờ mỗi ngày.
Vậy nghỉ ngơi như thế nào là đúng cách?
Sau nhiều nghiên cứu, cộng đồng khoa học Trung Quốc đã xác nhận cho chúng ta một sự thật thú vị đó là việc nghỉ ngơi hợp lý và có một giấc ngủ chất lượng cao đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người. Khi chúng ta nằm thoải mái trên giường, hoàn toàn thư giãn tâm trí, cơ thể vẫn không ngừng hoạt động.
Khi đó, nó đang tích cực thực hiện một loạt các quá trình sinh hoạt phức tạp, bao gồm tái tạo tế bào, phục hồi năng lượng và cân bằng nội tiết. Đây đều là những quá trình không thể thiếu để duy trì sức khỏe của chúng ta.
Khi chúng ta thực sự nghỉ ngơi một cách thoải mái, cơ thể sẽ tự điều chỉnh cân bằng nội tiết tố, ổn định lượng đường trong máu và tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch.
Những tác động sinh lý này có ý nghĩa đặc biệt trong việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính khác nhau và thậm chí trì hoãn quá trình lão hóa. Điều đáng chú ý là lợi ích của việc “nghỉ ngơi tích cực” này có thể vượt xa lợi ích của việc tập thể dục hằng ngày.
Phát hiện này là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ cho những ai đang bị căng thẳng cao độ và không có thời gian nghỉ ngơi. Cơ thể chúng ta không phải là cỗ máy và không thể hoạt động liên tục. Nó cần phải dừng lại, sửa chữa và phục hồi chính nó. Bằng cách đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ ngon, chúng ta thực sự đang nạp lại năng lượng, trẻ hóa cơ thể và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Làm thế nào để đạt được “nghỉ ngơi đúng cách”?
Nghỉ ngơi đúng cách không phải là “lười biếng” mà chúng ta đang lấy lại năng lượng và tinh thần cơ thể một cách khoa học. Điều này không chỉ có nghĩa là ngủ đủ giấc mỗi đêm mà còn bao gồm cả những khoảng thời gian nghỉ ngắn trong ngày, các hoạt động thư giãn thích hợp và tu dưỡng tâm linh dưới hình thức thiền định.
Những hoạt động tưởng chừng như “không tốn nhiều công sức” này thực chất lại có tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Chiến lược nghỉ ngơi toàn diện này có thể cải thiện đáng kể chức năng tim mạch, giảm thiểu rủi ro sức khỏe do căng thẳng kéo dài. Thậm chí, điều này có thể giúp ổn định và cải thiện tâm trạng của chúng ta trở nên tích cực hơn nhiều. Những điều chỉnh đơn giản này cũng có thể tăng cường chức năng nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể của chúng ta.
Sau thời gian dài mệt mỏi và kiệt sức, cô Lý đã quyết định thử lối sống mới này. Cô bắt đầu chú ý đến giấc lượng giấc ngủ, tìm kiếm thời gian để nghỉ ngơi ngắn trong ngày và tham gia một lớp thiền.
Thời gian đầu tiên, cô Lý cảm thấy có chút không quen và chưa thoải mái vì cảm giác “không làm gì” này. Những một thời gian sau, cô ngạc nhiên khi thấy trạng thái tinh thần và sức khỏe thể chất của mình đã được cải thiện đáng kể. Cô không chỉ khỏe khoắn hơn mà chứng mất ngủ lâu năm của cô cũng được giảm bớt.
Giờ đây, cô ủng hộ cho thói quen nghỉ ngơi đúng cách. Câu chuyện của cô cũng đã truyền cảm hứng cho nhiều người xung quanh để họ nhìn nhận lại việc nghỉ ngơi thông minh mà chúng ta vẫn lãng quên bấy lâu nay.
Hãy thay đổi tích cực
Tuổi thọ và sức khỏe là điều mà bất kỳ ai trong chúng ta đều quan tâm và mong cầu. Để giữ gìn sức khỏe, chúng ta nên biết cân bằng chế độ tập thể dục và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.
Lựa chọn nghỉ ngơi một cách khôn ngoan và nhận ra giá trị của nó đôi khi còn quan trọng hơn việc liên tục bận rộn và làm việc một cách mù quáng.
Ngay từ bây giờ, chúng ta hãy học cách tạm gác lại công việc nặng nhọc, bỏ đi những lo lắng trong nội tâm và tìm thời gian để thực sự “nạp năng lượng” cho bản thân.
Đây không chỉ là sự phục hồi về thể xác mà còn là sự chăm sóc cho tâm hồn. Hãy tìm cho mình những khoảnh khắc yên tĩnh trong nhịp sống hối hả. Chúng ta hãy tạm thời tách biệt cơ thể và tâm trí khỏi sự vội vã, nhộn nhịp của thế giới. Bạn sẽ thấy lợi nhuận từ khoản đầu tư này lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta đã tưởng tượng.