Không đưa nợ doanh nghiệp Nhà nước vào nợ công, tỷ trọng nợ công/GDP sẽ không tăng cao ?

14/01/2017 09:50 AM | Kinh tế vĩ mô

Theo quan điểm của Bộ Tài chính, doanh nghiệp Nhà nước nếu không trả được nợ có thể thực hiện phá sản và vì thế, việc chuyển tính khoản này vào nợ công là không phù hợp.

Theo quan điểm của Bộ Tài chính, doanh nghiệp Nhà nước nếu không trả được nợ có thể thực hiện phá sản và việc chuyển tính khoản này vào nợ công là không phù hợp.

Đây là một trong những điểm đáng chú ý của tờ trình Chính phủ của Bộ Tài chính về Dự án Luật Quản lý nợ công sửa đổi.

Nhắc tới ý kiến cho rằng cần xem xét nợ doanh nghiệp Nhà nước theo cơ chế tự vay tự trả vào nợ công, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, doanh nghiệp là bên vay có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.

Theo đại diện Bộ Tài chính, doanh nghiệp Nhà nước là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chịu trách nhiệm hữu hạn trên tổng số vốn điều lệ được cấp. “Trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ có thể thực hiện phá sản theo quy định của pháp luật,” báo cáo của ngành tài chính nêu quan điểm.

Lãnh đạo bộ này cũng đánh giá, nếu đưa nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp Nhà nước vào nợ công có nghĩa là chuyển nợ từ doanh nghiệp sang nợ của Chính phủ. Điều này được đánh giá là “không phù hợp.” Vì vậy, lãnh đạo Bộ Tài chính thống nhất không đưa nợ doanh nghiệp Nhà nước vào nợ công.

Một vấn đề khác cũng được Bộ Tài chính lý giải là việc không đưa các khoản tạm ứng của ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản vào nợ công trong dự thảo.

Như vậy, với toàn bộ những quan điểm trên, theo dự thảo, phạm vi nợ công vẫn giữ nguyên như cơ cấu hiện tại, bao gồm: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.

Câu chuyện nợ công có nên tính thêm cả nợ của nhóm doanh nghiệp nhà nước hay không vẫn còn là một vấn đề cần bàn cãi. Theo nhiều chuyên gia, nợ doanh nghiệp nhà nước đcần phải tính vào bởi lẽ hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước vẫn đang phải thay vai và gánh nhiều chức năng nhà nước như phát triển công nghiệp đóng tàu, bình ổn giá xăng dầu, xây dựng các công trình quốc gia (ví dụ như Tập đoàn dầu khí Việt Nam được chọn là chủ đầu tư của dự án nhá mày lọc dầu Dung Quất) hay thực hiện các dự án quốc gia…

Do đó, các hoạt động kinh tế của khối doanh nghiệp nhà nước, trong đó bao gồm các quyết định vay nợ, sẽ bị chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các mục tiêu chính trị của nhà nước. Điều đó có nghĩa là nợ của các doanh nghiệp nhà nước sẽ không còn đơn thuần là hệ quả của tính toán chiến lược kinh doanh thuần túy nữa mà thực tế sẽ bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị khác của nhà nước.

Dựa trên quan điểm này, đã có gia tính toán con số thực của nợ công, ví dụ như T.S Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc, và đã từng thu về kết quả tỷ lệ nợ công / GDP Việt Nam lên đến 106%, vượt mức trần nợ công 65% GDP được đưa ra trong chiến lược phát triển tài chính đến năm 2020.

Vũ Hán

Cùng chuyên mục
XEM