Không đổi đồ trong 17 ngày, mở đầu 'trừng mắt nhìn nhau', bị vòi tiền và những trò câu kéo giải trí không ngờ trên Shark Tank Mỹ

23/04/2021 08:44 AM | Kinh doanh

Bạn có biết chương trình đã phải đổi tên hết từ Hổ (Money Tigers) sang Rồng (Dragon’Den) trước khi thành Cá mập (Shark Tank) không?

"Shark Tank" vốn là một chương trình truyền hình thực tế của Mỹ được phát sóng lần đầu vào năm 2009 trên kênh ABC. Theo nguyên bản, chương trình nhắm đến việc truyền cảm hứng cho các nhà khởi nghiệp khi thuyết trình trước một hội đồng đầu tư (Shark) và những người này sẽ chọn có rót vốn hay không. Về Việt Nam, chương trình có tên tiếng Việt là "Thương vụ bạc tỷ".

Tuy nhiên theo giới truyền thông, dù là nơi rót vốn cho nhiều dự án nhưng chương trình này vẫn không thể thiếu yếu tố giải trí và có những bí mật mà các nhà khởi nghiệp có lẽ cần cân nhắc trước khi muốn tham gia.

-Theo Mark Cuban, một trong những Shark tham gia chương trình, các nhà khởi nghiệp buộc phải có cuộc gặp với bác sĩ tâm lý sau khi tham gia những phần quay nhằm đảm bảo họ không bị di chứng gì trước áp lực của hội đồng thẩm định.

Không đổi đồ trong 17 ngày, mở đầu trừng mắt nhìn nhau, bị vòi tiền và những trò câu kéo giải trí không ngờ trên Shark Tank Mỹ - Ảnh 1.

-Kể cả có lên sóng và chốt đầu tư thì chưa chắc bạn đã nhận được tiền. Theo một Shark từng tham dự chương trình là Daymond John, những lời đề nghị rót vốn từ nhà đầu tư trên sóng truyền hình chưa phải chính thức và khoảng 1/5 số startup bị loại sau khi đã nhận được những đề nghị này.

-Trong một số trường hợp, các Shark sẽ rút lại lời đề nghị rót vốn nếu phát hiện nhà khởi nghiệp gian dối về dự án của họ như những gì đã trình bày trên sóng truyền hình.

-Thế nhưng theo Mark Cuban, khoảng 90% số vụ ngừng hợp tác là do phía nhà khởi nghiệp từ chối nhà đầu tư khi họ thay đổi ý định. Nhiều trường hợp cho rằng số tiền nhận được không xứng hoặc bất lợi nên đã rút khỏi thương vụ hợp tác.

-Các Shark được yêu cầu đeo tai nghe điện đàm bí mật khi ghi hình. Mục đích là để nhà sản xuất chương trình thông báo cho các Shark xoáy sâu vào những tình tiết có thể thu hút người xem nhằm gia tăng kịch tính hoặc tạo cảm xúc cho chương trình.

-Vậy nhưng các Shark thường rất ghét điều này bởi những câu chuyện lâm ly bi đát hay các chiêu trò khai thác câu kéo người xem làm che mờ thực tế về chuyện khởi nghiệp, đầu tư cũng như thẩm định gọi vốn.

-Mỗi lần nghe thuyết trình của các Shark thực tế dài hơn rất nhiều so với bạn xem trên tivi. Thông thường mỗi startup mất khoảng hơn 1 tiếng để diễn giải nhưng nhà sản xuất cắt xuống bình quân khoảng 8 phút nhằm đảm bảo thời lượng chương trình.

Không đổi đồ trong 17 ngày, mở đầu trừng mắt nhìn nhau, bị vòi tiền và những trò câu kéo giải trí không ngờ trên Shark Tank Mỹ - Ảnh 2.

-Thực tế việc thực hiện quay phim thuyết trình đầu tư là một mớ hỗn độn bởi số lượng dự án tham gia, tuyển chọn, lên ý tưởng và cho lên sóng. Bình quân mỗi mùa chương trình mất 17 ngày để quay phần thuyết trình và các Shark sẽ phải gặp 6-8 dự án mỗi ngày. Đó là chưa kể đến những dự án bất ngờ bỏ cuộc do xung đột quan điểm cùng nhiều rắc rối khác trong quá trình thực hiện.

-Việc quay dài ngày nhưng lại chiếu ngắn khiến các Shark phải mặc cùng một bộ quần áo trong 17 ngày quay để tránh sự đứt đoạn của người xem khi lên sóng.

-Phần tài chính là thứ quan trọng nhất trong các lần thuyết trình nhưng đây lại là bộ phận đầu tiên bị nhà đài cắt bỏ khi lên sóng vì nó quá buồn chán với người xem. Thậm chí nhiều dự án còn bị đề nghị tăng các tiết mục giải trí để thu hút người xem hơn là tập trung vào tính hiệu quả thực sự của startup.

-Nhà sản xuất đã từng yêu cầu những người khởi nghiệp muốn tham gia chương trình phải cắt 5% cổ phần và 2% lợi nhuận để được lên sóng, thế nhưng Shark Mark Cuban đã đe doạ bỏ show nếu điều này được thông qua và buộc nhà đài phải từ bỏ chính sách này.

-Làm Shark chẳng dễ dàng gì khi phải nghe thuyết trình 12 tiếng mỗi ngày. Shark Robert Herjavec đã từng than vãn: "Chúng tôi lạnh, đói và trông thật khốn khổ".

-Để tăng tính hấp dẫn, nhà sản xuất buộc người khởi nghiệp khi mới xuất hiện trên sóng phải nhìn chằm chằm vào các Shark tầm 1 phút để máy quay phim bắt được chọn khoảnh khắc và tăng độ kịch tính khi công chiếu. Chỉ khi màn "trừng mắt nhìn nhau" này kết thúc nhà khởi nghiệp mới được thuyết trình. Bất kỳ ai chứng kiến khoảnh khắc này ngoài đời thực chắc chắn cũng phải thấy "dị".

-Các Shark hoàn toàn không biết bất cứ thông tin gì về dự án trước khi họ thuyết trình, qua đó đảm bảo tính công bằng cho các startup.

-Theo Mark Cuban, khoảng 20% các dự án dù đã được quay phim thuyết trình nhưng không được lên sóng vì nhiều lý do mà phần lớn là bởi không thu hút được người xem kể cả khi chúng là những startup khả thi.

-Đôi khi, nhà khởi nghiệp chẳng cần gọi vốn mà chỉ muốn xuất hiện trên chương trình để quảng bá thương hiệu. Các Shark thường gọi những nhà khởi nghiệp này là "kẻ đào mỏ" và họ luôn kêu gọi chương trình loại bỏ bớt những người như thế này.

Không đổi đồ trong 17 ngày, mở đầu trừng mắt nhìn nhau, bị vòi tiền và những trò câu kéo giải trí không ngờ trên Shark Tank Mỹ - Ảnh 3.

-Ban đầu, chương trình Shark Tank được trình chiếu tại Nhật Bản dưới tên gọi "Money Tigers" (Hổ), thế rồi chúng được đưa sang Anh với tên gọi "Dragon’Den" (Rồng). Cuối cùng chúng mới được làm lại ở Mỹ với tên gọi Shark Tank (Cá mập).

-Trong mùa đầu tiên, tỷ lệ người xem quá thấp khiến chương trình gần như bị huỷ bỏ. Chỉ đến khi Shark khách mời là Mark Cuban trong mùa 2 xuất hiện thì tỷ lệ người xem mới tăng mạnh.

-Theo các nhà sản xuất, mỗi nhà khởi nghiệp chỉ có 1 cơ hội trình bày và không quay lại nếu họ làm hỏng.

-Những người tham gia phải ký biên bản bảo mật, bất kỳ thông tin nào bị lộ cũng sẽ bị nhà đài cắt phần trình bày của họ khỏi chương trình.

-Trong những mùa đầu, các Shark ngồi với đống tiền trước mặt khi nghe thuyết trình. Thế nhưng độ dài của các dự án khiến nhà sản xuất sau này để họ ngồi thoải mái hơn trên ghế bành.

-Các startup không được phép tiết lộ mình đã nhận được bao nhiêu tiền thực tế từ chương trình Shark Tank để đem đi đàm phán với các nhà đầu tư khác, qua đó nâng giá dự án.

-Việc được lên sóng Shark Tank còn khó khăn hơn cả thi vào đại học Harvard. Năm 2015, khoảng 40.000 nhà khởi nghiệp đã đăng ký tham dự chương trình và chỉ 150 người vào được đến vòng quay phim thuyết trình. Thế nhưng chỉ có 100 bài thuyết trình được trình chiếu trên tivi.

-Một số Shark đã thẳng thắn thừa nhận họ chỉ gật đầu đồng ý đầu tư nhằm đảm bảo tính câu kéo khán giả và giải trí cho chương trình chứ không thực sự muốn rót vốn dựa trên thẩm định tài chính.

Không đổi đồ trong 17 ngày, mở đầu trừng mắt nhìn nhau, bị vòi tiền và những trò câu kéo giải trí không ngờ trên Shark Tank Mỹ - Ảnh 4.

Các Shark những mùa đầu với đống tiền mặt trên bàn.

-Cuộc cãi vã giữa các Shark khốc liệt hơn bạn tưởng khi xem trên tivi. Những nhà đầu tư tài ba này chửi bới nhau như hàng chợ búa với các lời lẽ thô tục khi họ nóng máu. Nhiều nhà khởi nghiệp đã phải bất ngờ vì tính khốc liệt khi các Shark điên tiết.

-Do trình chiếu trên tivi nên nhà sản xuất sẽ yêu cầu các Shark ghi hình lại những đoạn họ văng tục quá mức hoặc không thích hợp để phát sóng, qua đó đảm bảo chương trình phù hợp cho mọi lứa tuổi và gia đình.

Huyền Băng

Cùng chuyên mục
XEM