Không có bệnh nhưng lúc nào cũng mệt: Hãy học theo bí quyết tuyệt vời của chuyên gia
Có những người không hề có bệnh, nhưng lại không thật sự khỏe. Luôn có cảm giác mệt hoặc thiếu năng lượng. Chuyên gia lý giải nguyên nhân và giúp bạn điều chỉnh khi chưa quá muộn.
Không khỏe không bệnh, nhưng lại hay mệt có nguy hiểm không?
Theo chuyên gia La Nhân, Phó chủ tịch Hội Sức khỏe, Hiệp hội Y khoa Trung Quốc, có một thực tế là nhiều người chưa quan tâm thực sự tới sức khỏe cho đến khi họ có bệnh và phải tìm đến bác sĩ. Nghiên cứu của hội này cho thấy, tình trạng sức khỏe của chúng ta có thể chia thành ba nhóm chính sau đây.
Thứ nhất là nhóm người có bệnh, chiếm khoảng 20%.
Thứ hai là nhóm người không có bệnh hoặc rất khỏe mạnh, chiếm khoảng 10%.
Thứ ba là nhóm đứng giữa nhóm bệnh tật và khỏe mạnh, tức là không khỏe không yếu, chiếm từ 65-75%. Nhóm thứ 3 tạm đặt tên là nhóm "bình bình", tức là luôn ở trong trạng thái không có bệnh gì nhưng lại không hoàn toàn khỏe mạnh.
Đặc điểm của nhóm bình bình này là không có dấu hiệu bệnh lâm sàng một cách rõ ràng, vì thế họ không biết mình có bệnh. Hoặc kể cả khi có triệu chứng nhưng không quá đặc biệt, họ thường có thái độ chủ quan, không đi khám.
Trên thực tế, trong tình huống có bệnh nhưng không biết bệnh, cơ thể đang tiềm ẩn các rối loạn chức năng, sự mất cân bằng tâm lý, suy thoái cấu trúc cơ thể bên trong. Chúng ta hay nói rằng, tôi không có bệnh, nhưng tôi không được khỏe.
Điều đánh nói rằng, những nhóm người "bình bình" này, nếu không quyết liệt hơn trong việc chăm sóc bản thân, thì họ sẽ trở thành "ứng cử viên sáng giá" cho nhóm có bệnh, và nhanh chóng bị ốm bệnh vào thời gian sau đó.
Giải pháp thay đổi tình trạng "khỏe không ra khỏe, ốm không ra ốm"
Nhóm người này muốn khỏe, buộc phải có sự can thiệp và phòng tránh bệnh một cách đúng mực. Giải pháp cụ thể ở 3 cấp độ như sau.
Mức độ 1: Cá nhân sự chăm sóc sức khỏe và điều chỉnh thể chất
Tập trung vào các giải pháp cải thiện và rèn luyện sức khỏe, bằng cách tập thể dục, điều chỉnh chế độ ăn uống, cân bằng tâm lý, loại bỏ các yếu tố nguy cơ ngoài lề gây hại sức khỏe.
Cụ thể, có hai nguyên tắc để duy trì chế độ ăn uống hợp lý. Đầu tiên, đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, nên ăn sáng tốt, ăn trưa no và ăn tối ít hơn, ba bữa trong ngày nên duy trì với tỷ lệ lượng thức ăn là 2: 2: 1, mỗi bữa đều nên ăn no khoảng 70-80% thì dừng lại.
Chế độ ăn cũng cần phải lưu ý, ưu tiên kết hợp thực phẩm hài hòa các nhóm dinh dưỡng, đa dạng hóa chế độ ăn uống, rau củ quả màu sẫm tốt hơn là màu nhạt.
Giảm lượng dầu ăn, chế độ ăn uống thanh nhạt, không quá 6 gram muối mỗi ngày. Có một bí quyết tuyệt vời của chuyên gia La Nhân là duy trì bữa ăn theo công thức "12345" rất dễ nhớ, đó là uống một túi sữa/ngày; 250-350 gram carbohydrate, 3 khẩu phần thực phẩm có hàm lượng protein cao.
Ghi nhớ câu 4 chữ là có tinh có thô, không mặn không nhạt, ngày 3-5 bữa (tức là chia nhỏ các bữa ăn), no bảy tám phần. Ăn đủ 500g rau củ quả.
Nguyên tắc tiếp theo là uống đủ nước, uống lượng ít nhưng nhiều lần, cố gắng không uống nhiều đồ uống ngọt.
Phát triển các thói quen tập thể dục hàng ngày. Nên tự chọn cho mình một môn thể thao nào đó yêu thích nhất để tập đều đặn và lâu dài, nên tập ở mức độ trung bình hoặc cao thay vì tập nửa vời, quá nhẹ.
Có thể ghi nhớ nguyên tắc vận động "337" gồm mỗi tuần ít nhất 3 lần, mỗi lần ít nhất 30 phút. Nhịp tim thích hợp sau khi tập thể dục là 170. Người tập ít hơn thì nhịp tim khoảng 150.
Tập thể dục liên tục mỗi lần ít nhất phải đạt 10 phút, cần tích lũy tập trong ngày sao cho đủ 30 phút. Ví dụ bạn đi làm đi bộ hết 10 phút, về hết 10 phút, thì nên tập thể dục theo cách nào đó khoảng 10 phút nữa cho đủ 30 phút tối thiểu mới đạt được mục tiêu vận động trong ngày.
Cố gắng tập với cường độ cao hơn một chút so với sức của mình ở các môn như đi bộ nhanh, leo cầu thang, làm việc nhà.
Hạn chế uống rượu và hút thuốc là yêu cầu cơ bản nhất để đảm bảo sức khỏe. Nếu không bỏ hút thuốc, tối đa bạn chỉ có thể hút 6 điếu thuốc mỗi ngày, tiêu thụ lượng rượu cồn hàng ngày không quá 25ml, không quá 20 đến 30 ml rượu vang đỏ hoặc rượu vang trắng chất lượng.
Trong khi đó, cần phải duy trì tâm lý bình thường, nên nuôi dưỡng và phát triển một số sở thích, khi gặp áp lực thì nên làm một số việc yêu thích của bản thân để nhanh chóng cân bằng tâm trạng. Tận dụng các khoảng thời gian rảnh để hoạt động giải trí, thư giãn.
Mức độ 2: Cần can thiệp y tế bằng cách khám sức khỏe định kỳ, đánh giá sức khỏe bản thân theo các tiêu chí cụ thể
Khuyến nghị mỗi người cần đi khám sức khỏe tối thiểu mỗi năm 1 lần. Càng sớm phát hiện bệnh, càng dễ điều trị, càng điều trị sớm, càng tăng hiệu quả và giảm chi phí. Nên lập một bảng biểu hồ sơ về chỉ số sức khỏe cho bản thân và các thành viên khác trong gia đình.
Mức độ 3: Can thiệp y tế đối với từng cá nhân cụ thể
Chúng tôi khuyến cáo mọi người nên tập thói quen đọc các kiến thức về sức khỏe và cách chăm sóc sức khỏe đơn giản.
Nên tìm cho mình một bác sĩ đủ tin cậy để lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt. Có một chuyên gia tư vấn riêng cho bạn thì công việc chăm sóc sức khỏe sẽ đơn giản và thuận lợi hơn rất nhiều.
Đối với nhóm sức khỏe "Bình bình", tôi khuyên các bạn nên chăm sóc bản thân theo liệu trình đơn giản nhất của một tuần như sau:
Thứ 2: Chăm sóc gan
Ăn thêm các thực phẩm như cà chua, đu đủ, cà rốt, sữa chua, gan lợn
Thứ 3: Chăm sóc tim
Ăn thêm các thực phẩm như mướp đắng, củ cải, hành tây, đậu xanh, hạt sen
Thứ 4: Chăm sóc lá lách
Ăn các món như khoai từ, táo, lúa mạch, đậu nành, khoai lang
Thứ 5: Chăm sóc phổi
Ăn thêm các món như hoa bách hợp, măng cụt , bạch quả, kiều mạch, Đông trùng hạ thảo
Thứ 6: Chăm sóc thận
Ăn thêm các món như tảo bẹ, rong biển, trai, quả óc chó, mộc nhĩ
Thứ 7: Giải độc
Ăn thêm các món như đậu xanh, tảo bẹ, cà rốt, quả sung, đu đủ
Chủ nhật: Chiều theo sở thích bản thân
Ăn uống với chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất, ngon miệng.
*Theo Health/People