Khi Tổng thống cũng nợ nần chồng chất

14/09/2016 08:39 AM | Xã hội

Đã từ lâu, lương của các tổng thống Mỹ không còn là điều gây tò mò mà cách thức họ sử dụng số tiền này mới thực sự thu hút sự tò mò của dư luận.

Giống như mọi công việc khác, tổng thống Mỹ là một nghề mà các nguyên thủ nhận lương khoảng 400.000 USD/năm (theo thống kê năm 2001) dù đã trừ mọi khoản trợ cấp và các chi phí khác lên tới 50.000 USD/năm. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ có đội ngũ y tế riêng, nơi ở miễn phí cũng như hoàn toàn không phải trả một đồng cho chi phí đi lại. Khi về hưu, các tổng thống về hưu vẫn được trả lương và được lựa chọn các mật vụ bảo vệ họ tới hết đời.

Tuy nhiên, mỗi tổng thống Mỹ có một cách sử dụng tiền lương khác nhau, từ làm từ thiện tới trang trải các loại chi nợ nần.

Tổng thống cũng phá sản

Babe Ruth, cầu thủ bóng chày nổi tiếng của Mỹ những năm đầu thế kỷ 20, từng gây chấn động khi đòi khoản tiền lương cao hơn Tổng thống Herbert Hoover. Ngày nay số cầu thủ có mức lương cao hơn tổng thống Obama rất nhiều. Cá biệt, một vài trường hợp còn nhận lương cao gấp nhiều lần lương của Tổng thống Mỹ.

Giống như mọi tầng lớp trong xã hội Mỹ, Tổng thống cũng có thể phá sản nếu không có cách sử dụng tiền phù hợp. Cá biệt, có nhiều tổng thống phải vật lộn thực sự để kiếm sống ở trước, trong và sau khi ngồi vào vị trí quyền lực nhất nước Mỹ.

Thomas Jefferson là ví dụ điển hình. Vị tổng thống thứ 3 của nước Mỹ nợ nần chồng chất trong suốt cuộc đời. Sau thời gian làm tổng thống, số nợ của ông tăng hơn 10.000 USD. William Henry Harrison, tổng thống thứ 9 của nước Mỹ, cũng gặp cảnh chật vật về tiền trong suốt cuộc đời. Ông chết vì viêm phổi đúng 1 tháng sau khi nhậm chức.

Harry S. Truman, tổng thống thứ 33 của Mỹ cũng lâm vào cảnh tương tự. Truman mất quyền thừa kế và lâm vào cảnh nợ nần chồng chất khi đang nắm quyền chèo lái nước Mỹ. Hoàn cảnh khốn khó của ông là nguồn cảm hứng để Quốc hội Mỹ nâng lương tổng thống lên 100.000 USD/năm.

Tuy nhiên, tiền không phải thức đo cho sự thành công của các tổng thống Mỹ mà chính là di sản họ để lại trong thời gian đảm trách vị trí quyền lực nhất nước Mỹ.

Dốc tiền làm từ thiện

Khi nhậm chức năm 1961, John F. Kennedy đã là một người rất giàu có. Tổng tài sản của gia đình ông vào lúc đó khoảng 1 tỷ USD trong khi bản thông ông sở hữu một quỹ ủy thác trị giá nhiều triệu USD. Khoản tiền lương 100.000 USD/năm tiền lương cùng với phụ phí 50.000 USD không thực sự quá quan trọng với Kennedy. Chính vì thế, ông dùng nó làm từ thiện.

John F. Kennedy, tổng thống thứ 35 của Mỹ.
John F. Kennedy, tổng thống thứ 35 của Mỹ.

Một bài báo trên tờ Snopes cho biết: “Tổng thống Kennedy sử dụng toàn bộ tiền lương làm từ thiện và 6 tổ chức từ thiện của Mỹ được chia sẻ số tiền lương 94.583,32 USD mà ông Kennedy nhận năm 1961”. Trước đó, ông Kennedy cũng dành toàn bộ số tiền lương trong 14 năm làm thượng nghị sĩ cho mục đích tương tự. Tới khi qua đời vì bị ám sát, Tổng thống Kennedy đã làm từ thiện 500.000 USD.

Dùng tiền để trả nợ lúc còn đi học

Nhiều ông chủ Nhà Trắng dùng lương làm từ thiện giống Kennedy nhưng không phải vị tổng thống nào cũng có điều kiện giúp đỡ người nghèo. Tổng thống Barack Obama là một ví dụ. Chỉ vài năm trước, ông chủ da màu đầu tiên của nước Mỹ mới trả hết số tiền mà ông vay từ thời sinh viên để trang trải chi phí học hành. Phát biểu tại Đại học North Carolina ở Chapel Hill, ông Obama tỏ ra rất thông cảm với gánh nặng nợ nần của các bạn sinh viên.

Obama dùng lương tổng thống để trả nợ lúc học hành.
Obama dùng lương tổng thống để trả nợ lúc học hành.

“Michelle và tôi đã từng ở trong hoàn cảnh của các bạn. Nhìn tôi này, dù là Tổng thống Mỹ nhưng chúng tôi cũng mới chỉ trả hết các khoản nợ thời sinh viên vài năm trước. Trả nợ không phải việc làm dễ dàng, nhất là khi chúng tôi có Malia và Sasha. Chúng tôi vẫn phải nỗ lực tiết kiệm để cho các con được học hành trong khi trả khoản nợ của chính mình”, ông Obama nhấn mạnh.

Theo Linh Anh

Cùng chuyên mục
XEM